Pháp là nước EU đầu tiên có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam

Mộc An - 08/10/2024 09:13 (GMT+7)

(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7/10 nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện. Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 7/10 đã hội đàm với Tổng thống Emmanuel Macron tại Điện Elysee, Paris (Pháp). Hai nhà lãnh đạo nhất trí tuyên bố nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện và thống nhất các phương hướng, biện pháp lớn nhằm đưa khuôn khổ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Pháp ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, phù hợp với khuôn khổ hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh mới.

Với quyết định này, Pháp trở thành nước đầu tiên trong EU có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (Ảnh: Báo Quốc tế)

Hai bên ra tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ, làm sâu sắc hơn hợp tác chính trị trước những thách thức quốc tế, tăng cường hợp tác quốc phòng và an ninh, tăng cường quan hệ đối tác kinh tế nhằm phát triển trao đổi thương mại và đổi mới sáng tạo, tăng cường hợp tác vì phát triển bền vững và tự cường, và tiếp tục thúc đẩy giao lưu nhân dân.

Hai bên tái khẳng định quyết tâm chung thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại và đầu tư, trụ cột của quan hệ song phương. Hai bên nhắc lại tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện đầy đủ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, bao gồm tiếp cận thị trường và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

Về đầu tư, hai bên tiếp tục thúc đẩy các dự án của hai bên tại mỗi nước nhằm hướng tới một môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định và có thể dự đoán được. Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA). Việt Nam mong muốn Pháp sớm thông qua EVIPA.

Hai bên mong muốn phát triển và làm sâu sắc hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và công nghệ mới, đặc biệt thông qua các trao đổi về chính sách công và hoạt động đào tạo.

Việt Nam mong muốn thúc đẩy hợp tác với Pháp và các công ty của Pháp trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, giao thông đô thị và đường sắt, năng lượng tái tạo, chuyển đổi năng lượng, hydrogen phi các-bon, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, logistics và cơ sở hạ tầng cảng biển, hàng không dân dụng và cáp ngầm dưới biển.

Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu ứng dụng công nghệ hạt nhân dân dụng, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng. Hai bên cam kết tăng cường và mở rộng phạm vi hợp tác trong lĩnh vực vệ tinh. Đồng thời, hai bên mong muốn mở rộng hợp tác sang lĩnh vực khoáng sản thiết yếu.

Trước các thách thức do biến đổi khí hậu, hai bên tái khẳng định quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra trong Thỏa thuận Paris 2015. Hai bên tái khẳng định cam kết hướng tới sự cân bằng giữa phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường, trong khuôn khổ Đồng thuận Paris vì Con người và Hành tinh (Đồng thuận 4P).

Pháp hoan nghênh các cam kết mạnh mẽ của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hướng tới việc loại bỏ sử dụng than đá. Pháp sẽ tiếp tục hỗ trợ để Việt Nam đạt được các mục tiêu nói trên đồng thời xây dựng được một mô hình kinh tế phát thải thấp, đặc biệt là thông qua khuôn khổ quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Việt Nam ghi nhận và ủng hộ sáng kiến CTA - Coal Transition Accelerator - nhằm phát triển các giải pháp để thúc đẩy thay thế nguồn năng lượng từ than đá. Pháp sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam nhằm ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn lãnh thổ, trong đó có Đồng bằng sông Cửu Long.

Hai bên công nhận vai trò thiết yếu của đại dương đối với hành tinh và khí hậu và cam kết làm sâu sắc hơn các trao đổi về chủ đề này trong khuôn khổ đối thoại hợp tác về biển, đặc biệt để bảo đảm thành công của Hội nghị Đại dương Liên hợp quốc lần thứ 3, sẽ được tổ chức tại thành phố Nice vào tháng 6/2025.

Trên tinh thần đó, hai bên duy trì và thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực thủy hải sản bền vững, trên cơ sở các quy định hiện hành của quốc tế và EU.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm chính thức Pháp từ ngày 6-7/10, theo lời mời của Tổng thống Pháp Macron. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Chủ tịch nước Việt Nam tới Pháp sau 22 năm. Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 12/4/1973 và nâng cấp lên Đối tác chiến lược vào năm 2013.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, nhiều văn kiện, thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, văn hóa, giáo dục, giao thông vận tải, nội vụ… đã được các bộ, ngành, địa phương hai nước ký kết.

Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 5 của Việt Nam, kim ngạch thương mại năm 2023 đạt 4,8 tỷ USD. Trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 8 năm nay, kim ngạch giữa hai nước đạt hơn 3,4 tỷ USD, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong Apple và Google lập trung tâm R&D tại Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm mong Apple và Google lập trung tâm R&D tại Việt Nam

Công nghệ
(VNF) - Trong các cuộc tiếp lãnh đạo Apple và Google, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đều đề nghị 2 tập đoàn này thành lập trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) tại Việt Nam.
Cùng chuyên mục
DEEP C muốn TP.Hải Phòng thoái vốn nhà nước tại KCN Đình Vũ

DEEP C muốn TP.Hải Phòng thoái vốn nhà nước tại KCN Đình Vũ

(VNF) - Công ty Khu công nghiệp (KCN) Đình Vũ - chủ đầu tư KCN DEEP C mong muốn UBND TP.Hải Phòng thoái 25,1% vốn nhà nước tại công ty.

10 tỷ phú USD người Việt: Cơ hội cho 'đại gia bí ẩn' Hồ Xuân Năng?

10 tỷ phú USD người Việt: Cơ hội cho 'đại gia bí ẩn' Hồ Xuân Năng?

Đại gia Hồ Xuân Năng từng có 750 triệu USD và lọt top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt. Dự án lớn trong lĩnh vực giáo dục và ô tô tự hành, cùng ngành cốt lõi sản xuất đá nhân tạo… có thể giúp doanh nhân gốc Nam Định thành tỷ phú USD?

Cách nhà sáng lập Grab tạo ra siêu ứng dụng 2 tỷ USD

Cách nhà sáng lập Grab tạo ra siêu ứng dụng 2 tỷ USD

Từ số vốn 25.000 USD ban đầu, Anthony Tan cùng đội ngũ đã biến Grab thành siêu ứng dụng bành trướng khắp Đông Nam Á, với doanh thu năm 2023 vượt 2 tỷ USD.

Chủ tịch Hà Đô 71 tuổi từ nhiệm, con trai lên làm tổng giám đốc

Chủ tịch Hà Đô 71 tuổi từ nhiệm, con trai lên làm tổng giám đốc

Hà Đô có Chủ tịch HĐQT mới thay ông Nguyễn Trọng Thông. Con trai ông Thông là ông Nguyễn Trọng Minh được bầu làm Tổng giám đốc.

Cách tính lương hưu mới từ tháng 1/7/2025

Cách tính lương hưu mới từ tháng 1/7/2025

(VNF) - Luật BHXH (sửa đổi) năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 bổ sung thêm cách tính mức hưởng lương hưu đối với lao động nam có thời gian tham gia BHXH từ 15 năm đến dưới 20 năm.

Nữ đại gia Việt thâu tóm công ty chứng khoán từ ông lớn ngoại: 'Thay máu' và đổi tên?

Nữ đại gia Việt thâu tóm công ty chứng khoán từ ông lớn ngoại: 'Thay máu' và đổi tên?

(VNF) - Sau khi Inter – Pacific Securities rút vốn, Chứng khoán Saigonbank Berjaya lên kế hoạch tổ chức ĐHĐCĐ bất thường với các nội dung về bổ sung thành viên HĐQT, đổi tên công ty, sửa đổi điều lệ.

Công nghiệp ô tô phương Tây mắc kẹt trong ‘cuộc chiến sống còn’ với Trung Quốc

Công nghiệp ô tô phương Tây mắc kẹt trong ‘cuộc chiến sống còn’ với Trung Quốc

(VNF) - Ngành công nghiệp ô tô phương Tây hiện đang bị mắc kẹt trong một "cuộc chiến sinh tồn" quan trọng với các đối thủ cạnh tranh Trung Quốc, theo những nhận định gần đây của CEO Mercedes-Benz và Ford.

Hải Phòng: Mua NƠXH phải qua cò, mất thêm hàng trăm triệu?

Hải Phòng: Mua NƠXH phải qua cò, mất thêm hàng trăm triệu?

(VNF) - Muốn mua nhà ở xã hội tại Dự án Khu nhà ở xã hội tại Tổng kho 3 Lạc Viên,TP.Hải Phòng, người mua bị đội quân môi giới 'xoay' và đòi phải trả phí dịch vụ từ 100 - 300 triệu đồng.

Có gì trong tô phở Việt 'siêu đắt khách' giá 1 triệu đồng

Có gì trong tô phở Việt 'siêu đắt khách' giá 1 triệu đồng

(VNF) - Đây là một trong những thương hiệu phở Việt Nam thu hút được lượng lớn khách hàng tại Trung Quốc.