Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo kế hoạch, VinFast sẽ ra mắt xe máy điện ngay vào cuối năm 2018. Tiếp đó, sẽ có 2 mẫu ô tô động cơ đốt trong (dòng sedan 5 chỗ và SUV 7 chỗ) được ra mắt vào quý II/2019, 1 mẫu ô tô điện, 1 mẫu ô tô động cơ đốt trong cỡ nhỏ và xe buýt điện vào cuối năm 2019.
Để đảm bảo đúng tiến độ được đặt ra này, kể từ khi khởi động dự án vào tháng 9/2017, VinFast đã triển khai nhanh chóng các hạng mục công việc.
Cho tới nay, ngoài khu nhà điều hành đã đi vào hoạt động từ tháng 6/2018 còn có khu nhà xưởng sản xuất xe máy điện cũng đã sản xuất thử nghiệm từ tháng 8/2018.
Khu nhà điều hành của VinFast
Tại Nhà máy sản xuất xe máy điện nhiều trang thiết bị hiện đại, công nghệ mới đã được lắp đặt.
Đơn cử như xưởng hàn được tư vấn thiết kế bởi công ty tư vấn hàng đầu thế giới đến từ Đức là Durr và thi công lắp đặt bởi tổng thầu WELDCOM. Dây chuyền thiết kế với tiêu chuẩn châu Âu về môi trường lao động và mức độ an toàn của các trạm hàn khung.
Trong dây chuyền này có 25 robot tự động với công nghệ hàn CMT ít bắn téo, ít xỉ hàn, đảm bảo độ ngấu chất lượng mối hàn. Như vậy, 100% công đoạn hàn khung xe máy điện được hàn bởi robots và không gia công thủ công.
Xưởng sơn cũng được tư vấn thiết kế bởi công ty tư vấn hàng đầu thế giới đến từ Đức là Durr và thi công lắp đặt bởi tổng thầu Combat.
Xưởng sơn có hai dây chuyền sơn nhựa và sơn khung xe máy điện, tự động hóa 95% theo công nghệ Đức tiết kiệm năng lượng, chất lượng châu Âu. Đặc biệt tại đây có hệ thống xử lý môi trường và chất thải tốt bậc nhất châu Á hiện tại do sử dụng công nghệ xử lý khí thải và nước thải tiên tiến nhất hiện nay.
Xưởng lắp ráp cũng được tư vấn thiết kế bởi Durr và lắp đặt máy bởi tổng thầu Maruka theo tiêu chuẩn châu Âu về môi trường lao động và mức độ an toàn.
Toàn bộ dây chuyền được nhập khẩu từ Nhật Bản đảm bảo chất lượng cao nhất. Dây chuyền lắp ráp của VinFast có thể đánh giá là hiện đại bậc nhất khu vực với những công nghệ và thiết bị được cung cấp bởi các hãng châu Âu như ABB, Atlas copco...
Dây chuyền được kiểm soát chất lượng dựa vào các thiết bị kiểm soát lực siết hiện đại tự động hóa, nhằm ngăn ngừa khuyết tật trong quá trình sản xuất
Hệ thống thiết bị kiểm tra xe thành phẩm được nhập khẩu từ Italy với chất lượng cao và kết nối toàn bộ dữ liệu sản xuất, chất lượng công đoạn được quản lí trên máy chủ, giúp VinFast phân tích đánh giá ngăn ngừa sản phẩm lỗi ra ngoài thị trường.
Công suất trong giai đoạn đầu của nhà máy xe máy điện là 250.000 xe/năm, sẽ tăng lên 500.000 xe/năm trong giai đoạn 2 và có thể mở rộng lên đạt tới 1 triệu xe/năm.
Tổ hợp nhà máy sản xuất ô tô, xe máy điện VinFast
VinFast đã chọn các công ty hàng đầu của ngành công nghiệp thiết kế và chế tạo các dây chuyền sản xuất - máy móc thiết bị ô tô từ châu Âu, chủ yếu là từ CHLB Đức để thiết kế và lắp đặt toàn bộ 5 xưởng gồm dập - hàn thân xe - sơn - động cơ và lắp ráp.
Hiện khu nhà máy sản xuất ô tô với các xưởng thân vỏ, sơn, động cơ, lắp ráp và phụ trợ đã được hoàn thành và đang trong quá trình lắp đặt máy, còn xưởng dập sẽ được bàn giao trong tháng 10.
VinFast ứng dụng công nghệ 4.0 tại các nhà máy, giúp cho các thiết bị và một phần/toàn thể dây chuyền ở một nhà máy được kết nối với nhau thông qua các cảm biến được kết nối qua mạng và/hoặc điện toán đám mây. Trong đó, phần quan trọng nhất là máy móc, thiết bị sản xuất và hàng hóa được sản xuất trong nhà máy và những công nhân, kỹ thuật viên và quản lý sẽ được kết nối và liên tục tương tác để tự kiểm tra và tự điều chỉnh, từ đó liên tục nâng cao hiệu quả, tăng năng suất và chất lượng trong sản xuất.
Các thông tin trong quá trình sản xuất sẽ được liên tục cập nhật, lưu trữ và phân tích. Các dữ liệu này sẽ là thông tin đầu vào quan trọng cho việc nghiên cứu phát triển các dòng sản phẩm mới với các thiết kế, nguyên liệu cũng như quy trình sản xuất mới phù hợp với các mong muốn ngày càng đa dạng và thay đổi nhanh chóng của khách hàng về nhu cầu sử dụng, kỹ thuật, mẫu mã, chất lượng, thời gian giao hàng và giá thành.
Hệ thống thu thập và quản lý dữ liệu, hệ thống hoạch định doanh nghiệp, hệ thống quản lý vòng đời sản phẩm, hệ thống điều hành sản xuất - nền tảng quan trọng cho việc ứng dụng công nghệ 4.0 tại nhà máy - do hai tên tuổi hàng đầu thế giới là Siemens và SAP cung cấp.
Để hỗ trợ liên hoàn cho Nhà máy ô tô, VinFast cũng thành lập Khu công nghiệp phụ trợ, chiếm khoảng 30% diện tích toàn Tổ hợp để sản xuất linh kiện, phụ kiện ô tô, xe máy. Ngoài tự đầu tư 100%, VinFast cũng kêu gọi các nhà đầu tư bên ngoài vào đây theo hình thức liên doanh với tỷ lệ góp vốn linh động, tùy theo khả năng và dự định của nhà đầu tư hoặc nhà đầu tư cung cấp công nghệ - VinFast đầu tư cơ sở hạ tầng và máy móc, thiết bị sản xuất hoặc VinFast cung cấp mặt bằng nhà xưởng.
Để tạo nguồn lao động cho Tổ hợp, Trung tâm đào tạo VinFast được thành lập đã khai giảng ngày 10/9/2018, với 200 học viên trong khóa đầu tiên. Chương trình gồm 2 ngành học chính là Cơ khí Công nghiệp và Cơ-điện tử.
Các học viên được nhận tiền lương hàng tháng trong suốt thời gian 2,5 năm học với chương trình đào tạo “kép” – học lý thuyết đi đôi với thực hành với tỷ lệ 40-60%” theo tiêu chuẩn Đức. Các học viên khi ra trường sẽ nhận chứng chỉ do Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam cấp.
Cùng với đó Viện Nghiên cứu và Phát triển VinFast cũng được thành lập với mục tiêu trở thành Viện Nghiên cứu và Phát triển tầm cỡ khu vực, quy tụ được các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành ô tô trên thế giới và trong nước, đảm nhiệm việc nghiên cứu và chọn lựa các giải pháp công nghệ cho dòng xe của VinFast.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.