'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tại hội thảo thường niên "Thị trường bất động sản Việt Nam năm 2017 – 2018: Toàn cảnh và dự báo", ông Phạm Thành Hưng nhận xét năm qua phân khúc đất nền đã đạt được nhiều thành công, giá bán được đẩy lên rất cao và lượng giao dịch khủng khiếp.
Ghi nhận từ thị trường bất động sản cho thấy, trong năm 2017, cơn sốt đất nền đã xuất hiện ở hầu hết các tỉnh thành lớn như Đà Nẵng, Đồng Nai, Hà Nội, TP. HCM… Giá đất nền tại các tỉnh thành này đã tăng từ 50 – 70% (Đông Anh, Hà Nội), thậm chí tăng gấp 2 – 3 lần (Đà Nẵng, TP. HCM) và kéo dài trong nhiều tháng.
Theo đánh giá của ông Hưng, hiện tượng này rất dễ lý giải nếu quan sát tính chu kỳ của thị trường bất động sản.
"Đất nền là phân khúc nếu nguội thì nguội đầu tiên, nhưng nếu nóng thì lại nóng lên sau cùng. Đất nền lên giá tức là thị trường đang ở giai đoạn chín muồi của chu kỳ phát triển.
"Đất nền sốt sau cùng vì đó là những công cụ đầu tư rất dài hạn. Nó rất khác với chung cư, nhà xây sẵn ở chỗ, khách hàng mua đất nền chủ yếu là để ở, còn chung cư thì để đầu tư, lướt sóng sinh lời", ông Hưng nói.
Cũng theo ông Hưng, đầu tư đất nền mang tính chu kỳ rất rõ rệt, rất khó xác định đâu là đỉnh và đáy giá. "Khi nào nó tăng lên thì biết đấy là đáy, khi nào nó xuống thì biết đấy là đỉnh. Chúng ta chỉ biết mình hạnh phúc khi không còn hạnh phúc nữa", ông Hưng ví von.
Do vậy, Phó chủ tịch Cen Group cho rằng nếu đầu tư vào đất nền mà không kịp rút chân ra (khi thị trường lao dốc) nhà đầu tư có thể yên tâm vì kỳ sau giá lại sốt lên.
Ông Phạm Thành Hưng đánh giá năm 2018 rất quan trọng, mang tính bản lề cho kinh tế bởi Việt Nam sẽ hoàn tất quá trình 12 năm chuẩn bị kể từ khi gia nhập WTO (2006 – 2018) để mở toang cánh cửa hội nhập.
"Chúng ta sẽ chứng kiến xu hướng toàn cầu hóa về đầu tư bất động sản, bao gồm việc các nhà đầu tư trong nước và khách hàng trong mước ra mua nhà ở nước ngoài và ngược lại.
"Trước đây chúng ta nghĩ rằng thị trường bất động sản dường như không thể hội nhập thì bây giờ chúng ta sẽ chứng kiến làn sóng đó trong 2 - 3 năm tới. Chúng ta sẽ chứng kiến trào lưu xuất khẩu bất động sản tại chỗ từ chính các khách hàng nước ngoài chứ không phải là nhà đầu tư nữa. Chúng ta sẽ có các hình thức đầu tư công cụ tài chính từ các quỹ hoặc hệ thống tín dụng huy động từ đám đông để đầu tư vào bất động sản.
"Như vậy thị trường bất động sản đã chính thức hội nhập. Chúng ta không thể đóng cửa thị trường cho nhà đầu tư và khách hàng trong nước được nữa. Đây sẽ là một cuộc chơi rất khốc liệt, căng thẳng. Chỉ xét về tiềm lực kinh tế, chúng ta đã nhìn thấy khá nhiều dự án có vốn nước ngoài lên tới hàng tỷ USD, điều đó làm cho thị trường bất động sản khởi sắc nhưng cũng gây áp lực lên các chủ đầu tư trong nước. Chúng ta cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng này, cần tích cực hơn nữa để đón lõng thị trường", ông Hưng phân tích.
Theo ông Hưng, với việc làn sóng người nước ngoài vào mua nhà tại Việt Nam, phân khúc bất động sản trung cao cấp sẽ nổi lên, kéo theo giá bất động sản tăng lên.
"Ở Hàn Quốc có hàng triệu người có tiết kiệm vài trăm nghìn USD/năm. Đối với họ, việc bỏ ra 100 – 200 nghìn USD mua nhà tại Việt Nam là quyết định rất dễ dàng. Bên cạnh đó còn có khách hàng Nhật, Trung, Singapore, Anh, Đức, Mỹ… Với sự gia nhập của nhóm khách hàng này, thật khó để giá bất động sản không tăng. Chủ đầu tư ở Việt Nam sẽ đón lõng khách hàng đấy (bằng phân khúc trung, cao cấp – PV).
"Nhà đầu tư chỉ quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, với cùng quỹ đất làm sao gia tăng lợi nhuận cao nhất. Với quỹ đất hạn chế, tôi cho rằng đây là xu hướng trong tương lai. Mặc dù tôi biết rằng nhu cầu trong nước đang rất cần nhà giá rẻ, rất nhiều người đang chưa có nhà ở nhưng chúng ta sẽ tìm giải pháp khác. Có rất nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này, chẳng qua chỉ là cơ chế thôi.
"Tôi mong muốn người dân Việt Nam giàu lên, sẽ có nhiều tiền để mua nhà cao cấp chứ không phải chúng ta cứ phải chạy theo bán nhà giá rẻ cho những người không có nhiều tiền. Vì như vậy, chúng ta sẽ mãi mãi là một đất nước nghèo.
"Đó là một thực tế. Chúng ta có bảo hộ những người nghèo đi chăng nữa thì người nước ngoài giàu có hơn vẫn nhảy vào mua. Và nếu có người sẵn sàng mua nhà giá cao thì chủ đầu tư không dại gì làm nhà giá thấp. Đó là quy luật thị trường, phải tôn trọng quy luật đó", ông Hưng nhấn mạnh.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.