'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tham gia chương trình Street Signs Asia của CNBC ngày 29/3, ông Dan Yergin nhận định: “Có vẻ như châu Á sẽ là thị trường mặc định cho số dầu mà Nga thường đưa tới châu Âu”.
Nhận định của Phó Chủ tịch S&P được đưa ra trong bối cảnh các nhà nhập khẩu dầu lớn ở châu Á đang tăng cường nhập khẩu dầu với mức chiết khấu cao từ Nga. Ngược lại, các khách hàng lớn lâu đời của Nga tại châu Âu lại tiến tới hạn chế nhập khẩu năng lượng từ nước này.
Theo ông Dan, do có nhiều lệnh trừng phạt đang được áp dụng với Nga, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng, nên nhiều khách hàng phương Tây e ngại việc nhập khẩu dầu của Moscow. Không chỉ vậy, dù có tiếp tục giao thương, các hợp đồng dầu khí cũng gặp nhiều cản trở khác như không có đơn vị nhận vận chuyển hoặc các cảng không cho tàu chở dầu Nga cập bến.
Điều đó khiến Nga có lượng dầu thô dư thừa khó bán và có thể sẽ phải cắt giảm việc khai thác dầu mỏ nếu không tìm được người mua thay thế. Đây cũng là mục đích mà các biện pháp trừng phạt nhắm tới, ngăn Nga kiếm tiền từ hoạt động kinh doanh chính của đất nước là xuất khẩu năng lượng.
Tuy nhiên, mục đích trừng phạt của phương Tây đang không được bảo đảm, khi các thị trường lớn tại châu Á, cụ thể là Trung Quốc và Ấn Độ, vốn đang gặp nhiều áp lực bởi giá năng lượng tăng vọt, đang tận dụng nguồn dầu chiết khấu và mối quan hệ với Nga để trở thành những đối tác tiềm năng thay cho phương Tây.
Đầu tháng này, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết dầu thô của Nga đang được chào bán với mức chiết khấu kỷ lục. Một số công ty kinh doanh hàng hóa gần đây đã giảm giá từ 25-30 USD cho mỗi thùng dầu Urals.
Ngược lại, giá năng lượng xuất khẩu của các nước khác đã tăng vọt lên mức chưa từng thấy trong hơn một thập kỷ. Giá dầu cao hơn khoảng 80% so với một năm trước và đã biến động mạnh kể từ khi chiến sự tại Ukraine bắt đầu.
Theo giới chuyên gia, Ấn Độ, quốc gia nhập khẩu khoảng 85% nhu cầu dầu trong nước, sẽ đẩy mạnh việc mua dầu của Nga, đặc biệt trong thời điểm các lựa chọn mua dầu hàng đầu của Ấn Độ như Iraq, Ả Rập Xê-út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Nigeria đều đang bán dầu với giá cao.
Trung Quốc, vốn đã là khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga, cũng được cho là sẽ mua thêm dầu của Moscow với mức chiết khấu sâu.
“Trung Quốc vẫn đang nhập khẩu dầu của Nga, nhưng có khả năng sẽ tăng lượng mua nếu họ có thể thanh toán bằng đồng NDT và được chiết khấu. Mức giá tầm 90 USD vẫn là quá cao với Trung Quốc, vì vậy, nếu khoản chiết khấu dầu Nga lên tới 30 USD/thùng, không có lý do gì Bắc Kinh lại không mua dầu từ Moscow”, Ellen Wald, chủ tịch của Transversal Consulting, chia sẻ với CNBC.
Theo ông Dan Yergin, mặc dù châu Á là thị trường tiềm năng của dầu Nga trong thời điểm hiện tại, nhưng những quốc gia như Ấn Độ vẫn còn cách xa vị thế “khách hàng lý tưởng” của Nga bởi việc vận chuyển hàng giữa 2 quốc gia sẽ khá phức tạp và tốn kém.
Xét trên tình hình thực tế, dầu mỏ Nga hiện tại vẫn đang trong tình trạng “thừa cung, thiếu cầu”, bởi những hợp đồng dầu mỏ với châu Á còn chưa được xác định rõ ràng, trong khi khách hàng phương Tây đã lặng lẽ rút lui.
Mới đây, Transneft, nhà điều hành đường ống dầu mỏ của Nga, đã phải giới hạn việc nạp dầu từ các cơ sở khai thác vào đường ống quốc gia do các kho dự trữ đã đầy, nhưng vẫn chưa tìm được người mua.
Xem thêm >> Bị phương Tây 'tẩy chay', Nga loay hoay xử lý nguồn dầu mỏ dư thừa
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.