Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và triển khai kế hoạch năm 2022 của ngành xây dựng được tổ chức vào hôm nay (18/12).
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ghi nhận, ngành xây dựng tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng, giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tăng so với năm 2020. Trong điều kiện dịch bệnh ảnh hưởng lớn nhưng hầu hết các chỉ tiêu quản lý (ngành) đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nêu một số tồn tại, hạn chế ngành xây dựng cần tập trung khắc phục trong thời gian tới.
Đó là một số nhiệm vụ như hoàn thiện thể chế, pháp luật còn chậm so với yêu cầu; đặc biệt việc theo dõi, đánh giá tác động đối với một số cơ chế, chính sách còn chưa toàn diện, chưa sát thực tế, chưa được điều chỉnh kịp thời. Ở một số đô thị việc điều chỉnh quy hoạch chưa bảo đảm khoa học, chưa đáp ứng đầy đủ các quy định (nhất là tại các đô thị lớn, khu vực phát triển mới,…); đầu tư phát triển đô thị chưa đồng bộ về hạ tầng, thiếu tính kết nối, đặc biệt hệ thống công viên, cây xanh và các công trình công cộng, phúc lợi xã hội.
Tình trạng vi phạm trật tự xây dựng, vi phạm quy hoạch còn xảy ra nhiều tại một số đô thị lớn, khu vực ven đô,… Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm còn hạn chế, nhất là tại các địa phương.
"Nếu cứ duy trì đà này, không thể có đô thị văn minh. Tôi đề nghị các đồng chí đánh giá, có giải pháp chỉ đạo từ trung ương đến địa phương để khắc phục tình trạng này", Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, ngành xây dựng cần quan tâm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm trong thực hiện quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng (xây dựng không phép, sai phép, sai quy hoạch), nhất là tại các đô thị và khu vực phát triển mới, các khu công nghiệp, cụm công nghiệp,…
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, ngành cần đôn đốc, hướng dẫn các địa phương thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2030; coi việc giải quyết nhu cầu về nhà ở cho nhân dân, trước hết, nhà ở cho người có công, người nghèo, công nhân trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp là một trụ cột của chính sách an sinh xã hội.
"Qua đi thực tế phòng, chống dịch vừa qua, tôi thấy riêng TP. HCM với 700.000 căn nhà cho thuê, diện tích chỉ khoảng 9 m2/căn hộ, nhưng có đến 3 triệu công nhân, người lao động sinh sống ở đó... Từ đó đặt ra vấn đề quản lý xây dựng của chúng ta như nào, trách nhiệm của địa phương ra sao?", Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng được yêu cầu cần rà soát, điều chỉnh kịp thời các công cụ quản lý đầu tư xây dựng (định mức, tiêu chuẩn, chỉ số giá,.….) phù hợp với thực tiễn hoạt động xây dựng, nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (trong ngành xây dựng) đổi mới về thiết bị công nghệ, vật liệu xây dựng, biện pháp thi công..., từng bước hiện đại hóa ngành xây dựng.
Xem thêm: TP. HCM: Đề nghị giảm gần 6.000 tỷ đồng vốn ODA năm 2021 cho 4 dự án.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.