Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải triển khai thực hiện các giải pháp thuộc thẩm quyền, trong đó ưu tiên rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015; rà soát, điều chỉnh các chiến lược, đề án quy hoạch phát triển ngành hàng hải đến năm 2030, đặc biệt tập trung khẩn trương thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển quốc gia theo quy định của Thủ tướng.
Lãnh đạo Chính phủ cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiếp tục rà soát, cắt giảm tối đa các thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh đối với dịch vụ vận tải biển.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cần tiếp tục phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu; đôn đốc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài để đa dạng hóa nguồn vốn, tăng hiệu quả đầu tư phát triển vận tải biển của Việt Nam.
Phó thủ tướng cũng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xem xét các kiến nghị liên quan đến chính sách thuế, phí của Bộ Giao thông vận tải. Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn, giảm các chi phí của doanh nghiệp (thuế, phí, giá…) thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển về phát triển nguồn nhân lực, hoạt động sản xuất kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.
Đối với những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính tổng hợp, nghiên cứu trong quá trình rà soát dự án Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi và Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi.
Trước đó như VietnamFinance đã thông tin, sau hơn một thập kỷ đối mặt với khủng hoảng sâu rộng, vận tải biển thế giới nói chung và đội tàu biển Việt Nam nói riêng tiếp tục đối mặt với thách thức “kép” khác ngay từ những ngày đầu của năm 2020.
Từ ngày 1/1/2020, theo quy định của Tổ chức Hàng hải thế giới (IMO), tất cả các tàu biển phải sử dụng nhiên liệu với hàm lượng lưu huỳnh tối đa 0,5% so với mức giới hạn hiện nay là 3,5%. Chỉ riêng với quy định này, doanh nghiệp vận tải biển phải bù lỗ hơn 220 triệu đồng cho một chuyến tàu biển quay vòng Hải Phòng- Sài Gòn, chưa kể hàng loạt các chi phí khác đi kèm.
Theo tính toán của Công ty Vận tải biển Việt Nam (Vosco), tuân thủ theo quy định của IMO, Vosco đã thực hiện chuyển đổi nhiên liệu mới và thực hiện phụ thu phí nhiên liệu kể từ ngày 1/1/2020.
Tuy nhiên, mức phụ thu này chỉ là chia sẻ với hãng tàu chứ chưa thể bù đắp chi phí hoạt động. Mức phụ thu đối với các container có hàng và container vỏ rỗng được vận chuyển trên tất cả các tuyến nội địa hiện Vosco đang thu của chủ hàng là 300.000 đồng/container. Một chuyến đi của tàu container từ Hải Phòng vào Sài Gòn và ngược lại hết trung bình khoảng hơn 80 tấn dầu.
Hiện nay, mức chênh lệch giá dầu cũ/mới khoảng 18.800 USD (tương đương hơn 433 triệu đồng). Với chi phí vận chuyển khoảng 800.000 đồng/teus, trừ đi mức phụ thu 300.000 đồng thu từ chủ hàng, doanh nghiệp vẫn phải bù lỗ 500.000 đồng/teus khi sử dụng nhiên liệu mới. Đó là chưa kể, các doanh nghiệp còn phải mất khá nhiều chi phí để thay một số phụ tùng, linh kiện máy móc như: Kim phun, xéc-măng… cho phù hợp với việc sử dụng nhiên liệu mới.
Không chỉ vậy, doanh nghiệp vận tải biển cũng đang đối mặt với thách thức dịch bệnh Covid-19. Theo ước tính của Văn phòng Vận tải biển Quốc tế (ICS), giá cước vận tải đường biển trung bình tiếp tục sụt giảm tới 80% kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.
Tác động tiêu cực của dịch Covid-19 lên các doanh nghiệp vận tải biển thể hiện ở sự khan hiếm nguồn hàng; sự sụt giảm tiền cước; sự gia tăng ngày tàu chờ /chạy rỗng dẫn tới sự tăng vọt về chi phí. Ngoài ra, việc cung cấp phụ tùng vật tư cho các tàu phục vụ sửa chữa cũng như việc thay thế và cung ứng thuyền viên đang gặp rất nhiều khó khăn,…
Theo tính toán, đội tàu của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, chủ yếu đang hoạt động trên các tuyến Đông Nam Á, Đông Bắc Á và Trung Quốc, sẽ giảm doanh thu khoảng 1.000 tỷ đồng tương ứng lợi nhuận sẽ giảm khoảng 500 tỷ đồng, nếu diễn biến dịch bệnh kéo dài đến hết tháng 3 hoặc sang quý II/2020 mới trở lại bình thường.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.