'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
- Cũng giống như nhiều ngân hàng khác, lợi nhuận của Agribank có dấu hiệu suy giảm 6 tháng đầu năm 2020. Ảnh hưởng của Covid-19 tới ngân hàng cụ thể như thế nào, thưa bà?
Nửa đầu năm nay, lợi nhuận trước thuế của Agribank chỉ đạt 6.800 tỷ đồng, giảm tới 13% so với cùng kỳ năm 2019. Lý do chính là khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế bị giảm do ảnh hưởng của dịch bệnh, tín dụng của Agribank 6 tháng đầu năm chỉ tăng 1,2% - mức thấp nhất so với cùng kỳ trong 5 năm gần đây. Trong khi đó, tiền gửi lại ào ào chảy vào ngân hàng, huy động vốn của Agribank 6 tháng đầu năm tăng 4%.
Mặc dù thừa tiền, song các ngân hàng cũng không thể hạ sâu lãi suất huy động, bởi giảm sâu lãi suất sẽ tác động lớn đến quyền lợi của khách hàng gửi tiền, nhất là khách hàng ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Trong khi chi phí lãi suất đầu vào khó hạ thì với lãi suất cho vay, khác các ngân hàng khác, Agribank lại có nhiều chương trình tín dụng chính sách (7 chương trình tín dụng chính sách, 2 chương trình tín dụng mục tiêu quốc gia). Hơn nữa, từ đầu năm đến nay, do khách hàng gặp khó khăn vì Covid-19, Agribank đã 3 lần giảm lãi suất cho vay, đưa ra nhiều gói tín dụng hỗ trợ khách hàng.
Tính đến ngày 30/6/2020, Agribank đã thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN là 43.069 tỷ đồng, trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 35.000 tỷ đồng cho gần 9.000 khách hàng; miễn giảm lãi đến 8.000 tỷ đồng cho gần 1.000 khách hàng. Doanh số cho vay mới đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19: 20.560 tỷ đồng với trên 9.000 khách hàng, trong đó doanh số giải ngân chương trình 100.000 tỷ đồng đạt trên 14.000 tỷ đồng. Hạ lãi suất đối với các khoản vay hiện hữu là 45.085 tỷ đồng, trong đó hạ lãi suất đối với dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 là 10.370 tỷ đồng với gần 10.000 khách hàng.
Tất cả hỗ trợ đó giúp khách hàng cầm cự, giảm bớt khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, song lại khiến thu nhập của ngân hàng giảm mạnh.
- Trong bối cảnh tín dụng khó khăn, nhiều ngân hàng tìm cách đẩy mạnh nguồn thu từ dịch vụ. Năm 2019, Agribank từng là quán quân về lãi dịch vụ toàn hệ thống. Vậy tăng trưởng dịch vụ năm nay ra sao?
Tại Agribank, mảng dịch vụ tiếp tục tăng trưởng khả quan so với cùng kỳ năm 2019. Có 6/9 nhóm dịch vụ của ngân hàng vẫn tiếp tục tăng trưởng. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 lan mạnh ở Mỹ, châu Âu, nhiều nhóm dịch vụ như thanh toán quốc tế, chi trả kiều hối lại giảm mạnh.
Ngoài phí dịch vụ giảm để hỗ trợ khách hàng, thì mảng kiều hối và thanh toán của Agribank cũng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh. Ví dụ, thanh toán biên mậu với thị trường Trung Quốc giảm 57% về doanh số, thu kiều hối ở các thị trường Mỹ, châu Âu cũng giảm rất mạnh.
- Như bà đã đề cập, từ đầu năm đến nay, Agribank đã giảm lãi suất cho vay tới 3 lần, nhưng tín dụng vẫn tăng rất chậm. Xem ra, lãi suất không phải là nguyên nhân chính khiến doanh nghiệp không muốn vay vốn?
Hiện số dư nợ mà Agribank cơ cấu, giảm lãi, phí lên tới 120.000 tỷ đồng, trong khi cho vay mới chỉ 60.000 tỷ đồng trong hai tháng đầu năm. Khách hàng vay mới không nhiều bằng số khách hàng mong được giảm lãi suất cho các khoản vay hiện hữu. Agribank có đặc điểm khác các ngân hàng khác là 2/3 dư nợ tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, nên tác động bởi Covid-19 không nặng nề bằng một số ngân hàng khác, song nhu cầu tín dụng của khách hàng cũng giảm mạnh do xuất khẩu giảm, tiêu dùng giảm.
Trong bối cảnh không có phương án kinh doanh khả thi, không có đầu ra như hiện nay, doanh nghiệp chỉ muốn giảm chi phí vốn những khoản vay hiện hữu để “ngủ đông”, không có nhu cầu vay vốn mới. Thực tế, có những doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, nhưng cũng không chứng minh được phương án sử dụng vốn, không có hợp đồng bán hàng, nếu không đáp ứng được điều kiện này ngân hàng cũng không dám cho vay.
- Theo dự đoán của bà, từ nay đến cuối năm, liệu tình hình có sáng sủa hơn?
Theo quy luật thông thường và yếu tố mùa vụ của lĩnh vực Tam nông thì cuối năm nhu cầu tín dụng sẽ tăng, nhưng với tình hình dịch bệnh hiện nay, chúng tôi không thể dự báo con số chính xác. Năm nay, ngân hàng đã cắt giảm tối đa chi phí, tuyển dụng lao động cũng rất hạn chế để không tăng quỹ tiền lương song khả năng hoàn thành mục tiêu kép trong năm nay - lợi nhuận tối thiểu 12.200 tỷ đồng để được giữ lại 3.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ- là rất thách thức.
Thực tế, không chỉ Agribank hay các ngân hàng lớn ở Việt Nam, mà các ngân hàng lớn trên thế giới đều lâm vào tình cảnh này, hoạt động khó khăn, lợi nhuận sụt giảm... Nói chung, khi nền kinh tế khó khăn, ngân hàng phải tập trung chống đỡ, đảm bảo an toàn hệ thống là nhiệm vụ hàng đầu.
- Trong khi lợi nhuận sụt giảm thì tình trạng chung của các ngân hàng năm nay là nợ xấu tăng lên, điều này cũng thể hiện khá rõ trong báo cáo tài chính của Agribank, riêng nợ nhóm 5 đã hơn 17.000 tỷ đồng. Con số này có đáng lo không, thưa bà?
Nợ xấu tăng cũng phản ánh khách quan tình trạng của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sức khỏe của doanh nghiệp. Tại Agribank, nợ xấu tăng lên cũng chủ yếu ở khu vực doanh nghiệp. Những trường hợp bị chuyển nợ xấu là những trường hợp không đủ điều kiện cơ cấu nợ, không có phương án để phục hồi. Còn với những doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn, nhưng nếu có phương án khả thi thì kể cả khi đã có nợ xấu nhóm 3, nhóm 4 - Agribank vẫn cho vay để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hồi phục. Nếu dịch bệnh không sớm được ngăn chặn có hiệu quả, tác động với doanh nghiệp, trong đó có cả ngân hàng sẽ rất khó lường, nợ xấu hết thời gian cơ cấu lại có thể sẽ tăng mạnh.
Tuy vậy, cũng phải nói thêm, nợ xấu lớn tại Agribank không phải là con số trong một vài năm, mà phần lớn là do lịch sử để lại từ rất nhiều năm trước, trong đó có cả nợ xấu từ tín dụng chính sách. Dù khối lượng nợ xấu lớn, song toàn bộ nợ xấu đã được ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước. Hiện tại, tỷ lệ dự phòng rủi ro bao phủ nợ xấu tại Agribank đạt 108%.
Quan điểm của lãnh đạo ngân hàng là trong bất kỳ tình huống nào, việc đảm bảo các hệ số an toàn vẫn phải ưu tiên hàng đầu.
- Năm 2019, thu hồi nợ xấu của Agribank lên tới gần 12.000 tỷ đồng, cao kỷ lục trong số các ngân hàng thương mại. Vậy nửa đầu năm nay, nợ xấu tăng lên, việc thu hồi nợ có tiến triển tốt không?
Đây là điều làm chúng tôi lo lắng nhất. Quy trình đòi nợ của ngân hàng thường rất lâu: Khởi kiện dân sự, tòa xử và bàn giao tài sản cho ngân hàng rồi ngân hàng mới có thể nhận tài sản để xử lý, thu hồi nợ. Các năm trước, thông thường nửa đầu năm chúng tôi phải xử lý được mấy trăm vụ kiện dân sự, song năm nay, mọi việc đang ách tắc. Năm 2019, Agribank còn tồn 5.000 vụ kiện dân sự, thì năm nay, con số vụ kiện dân sự đang chờ tòa xử lên đến hơn 7.000.
Thu hồi nợ đã xử lý rủi ro vì vậy tăng rất chậm so với cùng kỳ. Đến ngày 30/6/2020, tiền thu nợ từ các khoản được xử lý dự phòng rủi ro của Agribank mới đạt 2.897 tỷ đồng, thấp hơn 1.105 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 34% kế hoạch cả năm. Nguyên nhân chủ yếu là dịch Covid-19 xảy ra, khách hàng không có nguồn thu để trả nợ, giãn cách xã hội khiến việc gặp gỡ khách hàng cũng khó khăn hơn, việc hỗ trợ xử lý của tòa án, thi hành án cũng chậm hơn. Chưa kể, dịch bệnh cũng khiến thị trường bất động sản trầm lắng, thanh khoản rất kém. Trong khi đó, thời điểm cổ phần hóa của Agribank đã cận kề, đòi hỏi phải có giải pháp đẩy mạnh thu nợ đã xử lý rủi ro trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
- Có ý kiến cho rằng, các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người dân của Chính phủ vừa qua chưa đủ mạnh, cần đưa ra các gói hỗ trợ lớn hơn, trong đó có cả các gói hỗ trợ tín dụng cấp bù lãi suất. Quan điểm của bà như thế nào?
Nguồn lực của ngân sách có hạn, nên việc đưa ra các gói hỗ trợ bổ sung nếu có cần được cân nhắc với mức độ phù hợp. Việc hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp mấy tháng vừa qua chủ yếu là do các ngân hàng đồng lòng chia sẻ khó khăn với khách hàng, song sự hỗ trợ của ngân hàng cũng có giới hạn.
Tôi cho rằng, kể cả khi được hỗ trợ lãi suất, thì doanh nghiệp cũng chưa chắc muốn vay, vì đầu ra còn ách tắc do tác động của dịch bệnh. Việc kích cầu tiêu dùng cũng không đơn giản trong bối cảnh thu nhập người dân giảm sút. Do đó, điều kiện tiên quyết hiện nay là tập trung kiểm soát và ngăn chặn hoàn toàn dịch Covid-19, từng bước phục hồi nền kinh tế. Có như vậy, doanh nghiệp mới thoát khỏi trạng thái “ngủ đông” và tái khởi động hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hiện các ngân hàng đang nỗ lực tối đa giảm lãi suất, giảm phí, chấp nhận giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp, song chúng tôi cũng rất lo lắng, không biết khi hết giai đoạn cơ cấu lại nợ, doanh nghiệp có vượt qua được khó khăn hay không, nợ cơ cấu lại có biến thành nợ xấu hay không.
Nhìn vào báo cáo tài chính, ngân hàng vẫn có lãi mấy ngàn tỷ đồng, song thực tế số lãi này rất mỏng, nợ xấu chỉ dềnh lên một chút là lợi nhuận sẽ bị bào mòn.
- Như bà chia sẻ, rõ ràng không chỉ doanh nghiệp mà ngân hàng cũng đang rất khó khăn vì Covid-19, việc giảm thêm lãi suất cho vay để hỗ trợ nền kinh tế có lẽ là không dễ?
Nếu ngân hàng phải hạ thêm lãi suất cho vay xuống sâu nữa thì ngân hàng sẽ không sống được, bởi chênh lệch lãi suất huy động - cho vay hiện nay rất thấp, nợ xấu phát sinh tăng làm gia tăng gánh nặng chi phí trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng. Lãi suất cho vay chỉ có thể hạ nếu lãi suất huy động giảm thêm, song điều này cũng phải cân nhắc, vì hiện nay chênh lệch giữa lãi suất huy động và lạm phát không nhiều, việc hạ lãi suất cũng phải cân nhắc đến lợi ích của hàng triệu người gửi tiền và các cân đối vi mô của nền kinh tế..
Hơn nữa, như tôi đã nói, mấu chốt khiến tín dụng khó tăng trưởng hiện nay không hẳn là do lãi suất, mà chủ yếu do dịch bệnh tại Việt Nam và thế giới vẫn diễn biến hết sức phức tạp, nhiều doanh nghiệp không có đơn hàng, không có phương án sản xuất, kinh doanh, nên không có nhu cầu vay vốn. Họ chỉ mong được giảm lãi cho các khoản vay hiện hữu. Ngân hàng rất muốn cho vay ra, nhưng không thể cho vay dưới chuẩn, trong khi vẫn phải trả lãi đều đặn cho người gửi tiền.
- Hiện lãi suất tiết kiệm đang ở mức khá thấp, kỳ hạn dưới 6 tháng chỉ còn trên 3%/năm. Bà có sợ rằng, dòng tiết tiết kiệm sẽ tháo chạy khỏi ngân hàng chuyển sang kênh đầu tư khác?
Tôi thấy, tiền gửi tiết kiệm chảy vào ngân hàng vẫn tăng hàng ngày. Hiện thị trường bất động sản trầm lắng, thu nhập bấp bênh khiến người dân không dám đưa tiền vào bất động sản. Kênh đầu tư chứng khoán luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm. Giá vàng thời gian qua biến động mạnh, nhưng giao dịch trên thị trường vàng trầm lắng, lượng giao dịch ở mức thấp do đang trong thời gian “ngủ đông”. Những cá nhân và doanh nghiệp sở hữu lượng tiền mặt lớn đa phần vẫn để trong ngân hàng. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác đều khó khăn và diễn biến của tình hình dịch Covid-19 hiện nay, tôi cho rằng, tiền vẫn sẽ chảy vào ngân hàng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.