Phục hồi giữa lúc 'nhá nhem', VN-Index liệu đã tạo đáy?
Lo ngại về rủi ro tăng lãi suất điều hành, lạm phát dâng cao, tỷ giá chịu áp lực... khiến nhiều nhà đầu tư nghi ngờ rằng thị trường chưa tạo đáy. Tuy nhiên, VN-Index tỏ ra khá vững vàng trên mốc 1.200 điểm.
Những tưởng trong phiên giao dịch sau kỳ nghỉ lễ dài, thị trường chứng khoán sẽ chịu áp lực lớn đến từ những lo ngại liên quan đến khả năng tăng lãi suất điều hành, lạm phát dâng cao, tỷ giá bấp bênh... nhưng chốt phiên 2/5, chỉ số VN-Index thậm chí còn tăng 6,84 điểm, tương đương 0,57%, lên 1.216,36 điểm.
Xét trong 4 phiên gần đây, VN-Index có tín hiệu hồi phục khá rõ rệt giữa lúc thị trường "tranh sáng tranh tối". Cụ thể, sau khi chốt phiên 23/4 ở mức 1.177,4 điểm, VN-Index đã tăng tới 28 điểm trong phiên 24/4, qua đó vượt lên trên mốc 1.200 điểm. 3 phiên tiếp theo, VN-Index vững vàng giữ mốc 1.200 điểm, thậm chí vượt xa sau phiên 2/5. Có vẻ như các thông tin xấu đã phản ánh một phần khá lớn vào thị trường, nhường chỗ cho những kỳ vọng sáng dần lên trong vài tháng sắp tới.
Dẫu vậy, ở vùng điểm này, đa số nhà đầu tư vẫn còn e ngại rủi ro và đứng ngoài quan sát hoặc tham gia với tỷ trọng thấp. Bằng chứng là giá trị giao dịch khớp lệnh trên sàn HoSE trong phiên chỉ ở mức 12.553 tỷ đồng, chỉ bằng khoảng một nửa thời "hoàng kim" cách đây vài tháng.
Về xu hướng các nhóm ngành, dữ liệu cho thấy dòng tiền đang có xu hướng đổ vào nhóm Tiêu dùng & bán lẻ, trong đó ở phiên gần nhất, cả MWG, PNJ, FRT và DGW đều ghi nhận sắc xanh. Kế đó là ngành Hóa chất với DGC tăng trên 1%, DPM tăng trên 3% và DPM tăng trên 4%. Tiếp theo là ngành bất động sản khu công nghiệp với đại diện sáng giá là BCM tăng trên 3%. Theo sau là các ngành Vận tải biển và Dịch vụ tiện ích.
Mặc dù không phải ngành thể hiện sức hút mạnh mẽ trong thời gian này nhưng xét về dòng tiền, bất động sản cũng đang là ngành có tín hiệu tương đối tích cực. Trong phiên 2/5, khá nhiều cổ phiếu tăng tốt như VRE tăng 1,34%, NLG tăng 3,56%, VCG tăng 3,84%, DXG tăng 1,55%, TCH tăng 1,31%, BCG tăng 3,35%, QCG tăng 5,92%, AGG tăng kịch trần... Sắc đỏ tỏ ra yếu thế nhưng vẫn có 2 cái tên đáng chú ý là NVL giảm 1,97% và DIG giảm 3,42%.
Các cổ phiếu ngân hàng hay chứng khoán thuộc nhóm kém hấp dẫn với xu hướng biến động chưa rõ ràng. Chẳng hạn như ở ngành ngân hàng, trong khi VCB tăng 0,77%, MBB tăng 0,67%, ACB tăng 0,56%, VIB tăng 1,42% thì CTG lại giảm 1,37%, VPB giảm 1,35%, LPB giảm 1,91%, STB giảm 2,13%.
Thông thường, vùng đáy là vùng "nhá nhem" khi đa số nhà đầu tư vẫn còn lo lắng về nhiều rủi ro khác nhau trong tương lai. Do đó, khả năng tạo đáy của VN-Index không nên bị phủ nhận quá sớm do lo ngại rủi ro mà cần quan sát thêm phản ứng của thị trường và các tín hiệu tích cực giúp bức tranh tổng thể dần sáng lên mà quan trọng nhất hiện nay là khả năng phục hồi của nền kinh tế. Một chỉ báo sớm là các doanh nghiệp bán lẻ như MWG, FRT đã công bố lợi nhuận quý I/2024 khả quan hơn rất nhiều so với các quý trước đó.
VIC tăng vọt, VN-Index đi lên bất chấp lộ trình KRX lại gây thất vọng
- Bán DN làm dự án Vlasta Sầm Sơn, Văn Phú Invest lãi 70 tỷ trong quý I/2024 02/05/2024 09:40
- Chủ đầu tư sân bay Long Thành lãi kỷ lục gần 3.000 tỷ trong quý I/2024 29/04/2024 01:36
- ĐHĐCĐ Vingroup: VinFast dự kiến có dòng tiền dương từ 2026 25/04/2024 11:11
'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.