'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong buổi lễ chính thức được tổ chức tại Điện Kremlin chiều 30/9 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng lãnh đạo các vùng Kherson, Zaporizhie và Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk đã cùng ký kết văn kiện sáp nhập vào Nga.
Theo RT, động thái này tuân theo yêu cầu chính thức của Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk, cũng như hai khu vực miền nam Ukraine về việc gia nhập Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý được tổ chức từ ngày 23 – 27/9. 4 khu vực này chiếm 15% lãnh thổ Ukraine, đánh dấu cuộc sáp nhập lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai.
“Chúng tôi sẽ bảo vệ đất đai của mình bằng tất cả sức mạnh và tất cả các phương tiện của mình, đồng thời kêu gọi Kyiv ngừng ngay lập tức các hành động thù địch và quay trở lại bàn đàm phán”, ông Putin phát biểu.
Động thái này đã bị đối thủ Kiev và nhiều quốc gia phương Tây lên án kịch liệt.
Theo đó, Tổng thống Ukraine Volodimir Zelens, trong một video được đăng tải sau buổi lễ công bố sáp nhập, cho biết Kiev đang đẩy nhanh việc xin gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời khẳng định "Ukraine đã sẵn sàng cho các cuộc đàm phán, nhưng với một tổng thống Nga khác”.
Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đưa ra thông điệp đáp trả: “Mỹ lên án âm mưu lừa đảo của Nga ngày hôm nay nhằm sáp nhập lãnh thổ Ukraine có chủ quyền. Nga đang vi phạm luật pháp quốc tế, chà đạp lên Hiến chương Liên hợp quốc và tỏ ra khinh thường các quốc gia hòa bình ở khắp mọi nơi".
"Đừng nhầm lẫn: những hành động này không có tính hợp pháp. Mỹ sẽ luôn tôn trọng các đường biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine. Chúng tôi sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế tố cáo những động thái này và quy trách nhiệm cho Nga", ông Biden nói.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen cho rằng "việc sáp nhập bất hợp pháp do ông Putin tuyên bố sẽ không thay đổi bất cứ điều gì. Tất cả các vùng lãnh thổ bị quân Nga chiếm đóng trái phép là đất của Ukraine và sẽ luôn là một phần của quốc gia có chủ quyền này".
Các thành viên Hội đồng châu Âu cũng “kiên quyết bác bỏ và lên án dứt khoát việc Nga sáp nhập bất hợp pháp các vùng Donetsk, Luhansk, Zaporizhie và Kherson của Ukraine”, cáo buộc Moscow cố ý phá hoại trật tự quốc tế và “ngang nhiên vi phạm các quyền cơ bản của Ukraine đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”, tuyên bố không công nhận các cuộc sáp nhập bất hợp pháp.
Tương tự, lãnh đạo các quốc gia Anh, Ba Lan, Hy Lạp, Hà Lan, Thuỵ Điển, Italy đều đưa ra các thông điệp lên án mạnh mẽ cuộc sáp nhập của Nga cũng như Tổng thống Putin là “bất hợp pháp”, không công nhận kết quả trưng cầu dân ý.
Bên cạnh các thông điệp phản đối, một số quốc gia đã ngay lập tức công bố các lệnh trừng phạt mới với Moscow, bao gồm Mỹ, Canada và Anh.
Cụ thể, Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt trên diện rộng đối với Nga bên cạnh các lệnh trừng phạt cũ. Bộ Tài chính và Thương mại Mỹ bổ sung thêm 57 tổ chức ở Nga và Crimea vào danh sách cấm xuất khẩu, áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 14 người trong khu liên hợp công nghiệp - quân sự của Nga, 2 lãnh đạo của ngân hàng trung ương, thành viên gia đình của các quan chức hàng đầu và 278 thành viên của cơ quan lập pháp "vì đã tạo điều kiện cho Nga tiến hành cuộc trưng cầu dân ý giả mạo và cố gắng thôn tính lãnh thổ Ukraine có chủ quyền".
Ngoài ra, một công ty Trung Quốc bị cáo buộc ủng hộ quốc phòng cho Điện Kremlin là Sinno Electronics và nhiều thành viên gia đình của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga cũng bị trừng phạt.
Canada công bố các biện pháp chống lại hàng chục nhà tài phiệt, giới tài chính và thành viên gia đình của họ, cùng với 35 quan chức cấp cao do Nga hậu thuẫn tại các khu vực diễn ra cuộc trưng cầu dân ý.
Anh cũng đưa ra các biện pháp trừng phạt đối với Thống đốc ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina và áp đặt các lệnh cấm xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ mới, nhằm vào "các lĩnh vực dễ bị tổn thương của nền kinh tế Moscow".
Cũng trong ngày 30/9, sau sự kiện tại Điện Kremlin, đại sứ Mỹ đã giới thiệu nghị quyết kêu gọi các quốc gia thành viên Hội đồng bảo an Liên hợp quốc không công nhận bất kỳ tình trạng bị thay đổi nào của Ukraine và buộc Nga phải rút quân.
Trong buổi bỏ phiếu của 15 quốc gia thường trực và không thường trực của Hội đồng bảo an, có 10 quốc gia bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết, 4 quốc gia bỏ phiếu trắng là Trung Quốc, Ấn Độ, Gabon và Brazil. Nga là thành viên duy nhất bỏ phiếu chống nghị quyết.
Trước đó, Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết Washington sẽ xem xét đưa lên Đại hội đồng Liên hợp quốc nếu nghị quyết không thành công: “Nếu Nga ngăn cản Hội đồng Bảo an thực hiện trách nhiệm của mình, chúng tôi sẽ yêu cầu Đại hội đồng Liên hợp quốc, nơi mọi quốc gia bỏ phiếu, làm rõ rằng việc vẽ lại biên giới bằng vũ lực là không thể chấp nhận được”.
Xem thêm >> Nga chính thức sáp nhập 4 tỉnh Ukraine, cam kết tái thiết các vùng lãnh thổ mới
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.