'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương cập nhật, báo cáo tình hình thực hiện và vướng mắc tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2.
Theo báo cáo, hiện tại tiến độ tổng thể dự án đạt 82,78% (chậm 10,67% so với kế hoạch). Theo đánh giá của Ban quản lý dự án Điện lực Dầu khí Thái Bình 2 thì tiến độ do tổng thầu PVC (công ty con của PVN – nơi Trịnh Xuân Thanh từng làm Chủ tịch và để xảy ra hàng loạt sai phạm liên quan đến dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2) đệ trình là có thể thực hiện được.
PVN cho biết rủi ro, vướng mắc chính hiện nay đối với dự án là vấn đề tài chính.
Cụ thể, về phía chủ đầu tư, thời hạn giải ngân cuối cùng theo quy định tại các hợp đồng vay nước ngoài là 28/9/2018. Việc gia hạn thời gian giải ngân chưa được Bộ Tài chính đồng ý.
“Trong trường hợp không được gia hạn, việc thu xếp nguồn vốn thiếu hụt khoảng 506 triệu USD, với thời hạn trả nợ 7-10 năm và không bảo lãnh Chính phủ sẽ là thách thức lớn đối với PVN trong thời điểm hiện tại”, văn bản của PVN nhấn mạnh.
Thêm vào đó, việc thu xếp các khoản vay nội tệ từ các ngân hàng trong nước để đảm bảo cơ cấu vốn theo giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh (lần 2) đã được phê duyệt hiện nay chưa hoàn thành, do vấn đề cho vay vượt hạn mức tín dụng tại các ngân hàng thương mại trong nước chưa được cấp thẩm quyền chấp thuận.
Về phía tổng thầu PVC, PVN cho biết việc PVC sử dụng tiền tạm ứng của dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 vào các mục đích sản xuất khác (1.115 tỷ đồng), mặc dù đã được Tòa án phán quyết, xử lý trách nhiệm cá nhân, tuy nhiên vẫn dẫn đến nhiều hệ lụy cả về chi phí, tiến độ, pháp lý, ảnh hưởng đến nguồn lực trong triển khai dự án.
PVN cho biết thêm, khoản thiếu hụt chi phí của tổng thầu tồn tại và ảnh hưởng nhất đang là chi phí quản lý của tổng thầu đã được PVC phân bổ cho dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 quá cao so với giá trị trong Hợp đồng EPC.
Cùng với đó, một số chi phí thực tế PVC đã thực hiện nhưng chưa đủ cơ sở để chủ đầu tư chấp thuận như chi phí khắc phục, bảo dưỡng hư hại vật tư, thiết bị; chi phí bảo quản do kéo dài tiến độ…
Thêm nữa, năng lực tài chính của tổng thầu PVC yếu, không chủ động được nguồn vốn bù đắp để triển khai dự án mà chủ yếu dựa vào nguồn thanh toán từ chủ đầu tư.
Theo báo cáo của tổng thầu PVC, dự kiến đến khi hoàn thành dự án, giá trị thiếu hụt so với Hợp đồng EPC đã được ký kết là khoảng 55,18 triệu USD và 1.095 tỷ đồng, và sẽ được hạch toán lỗ cho PVC.
Ngoài ra, theo báo cáo của PVC, tại thời điểm 31/7/2018, dòng tiền PVC bị thiếu hụt khoảng 498.000 USD và 698,3 tỷ đồng.
Trên cơ sở những khó khăn trên, PVN đề nghị Bộ Công Thương xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận các cơ chế, giải pháp đặc biệt đã được PVN báo cáo lên Bộ Công Thương trước đó.
Ngoài ra, trong thời gian chờ đợi được chấp thuận, PVN đề xuất cho phép tập đoàn này được sử dụng nguồn chi phí dự phòng trong Tổng mức đầu tư điều chỉnh (lần 2) và lợi nhuận thu được từ nguồn sản xuất kinh doanh của PVN để tập trung nguồn lực triển khai hoàn thành dự án trong thời gian sớm nhất.
Đồng thời, chấp thuận việc gia hạn thời gian giải ngân vốn vay cho các hợp đồng vay nước ngoài; cho phép PVN điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Đặc biệt, PVN kiến nghị thành lập Tổ công tác có đủ thẩm quyền, trực tiếp giao cho 1 Phó Thủ tướng Chính phủ làm Tổ trưởng, Bộ trưởng một số Bộ/Ngành liên quan là Thành viên để thẩm tra/xử lý các đề xuất của PVN và giám sát trong quá trình thực hiện, nhằm thúc đẩy tiến độ dự án.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.