Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 10/5, Hiệp hội các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), trụ sở ở thủ đô Washington (Mỹ) chính thức công bố cơ sở dữ liệu về vụ "Hồ sơ Panama" tại trang web https://offshoreleaks.icij.org/.
Cơ sở dữ liệu chứa đựng thông tin về 300.000 công ty, quỹ đầu tư được thành lập tại 21 thiên đường thuế trải dài từ Hồng Kông cho đến bang Nevada (Mỹ). Các dữ liệu được thu thập trong vòng 40 năm tính đến cuối năm 2015, liên quan tới công dân và các công ty tại hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ.
"Hồ sơ Panama" là vụ rò rỉ thông tin lớn nhất lịch sử, với hơn 11 triệu tài liệu về hoạt động của hãng luật Mossack Fonseca (trụ sở tại Panama). Báo cáo của ICIJ dựa trên những thông tin này cho thấy công ty luật Mossack Fonseca đã giúp giới nhà giàu và quyền lực lập ra hàng trăm nghìn công ty tại Quần đảo Virgin (Anh), Cayman, Seychelles, Bahamas, Bermuda... Đây là những nơi được mệnh danh là "thiên đường thuế", được xem là nơi lý tưởng cho các hoạt động kinh doanh ngầm, né thuế hay rửa tiền.
Liên quan tới Việt Nam, cơ sở dữ liệu này cũng tiết lộ có 19 công ty hải ngoại (công ty offshore), 189 cá nhân, tổ chức liên quan, 23 thực thể trung gian và 185 địa chỉ. Trong đó, hầu hết các cá nhân và tổ chức liên quan tới Việt Nam có tài khoản tại Quần đảo Virgin thuộc Anh (British Virgin Islands). Cụ thể, trong số 19 công ty này có 1 công ty có đăng ký kinh doanh tại Panama, 2 công ty tại Bahamas, 1 công ty hiện chưa rõ nơi thành lập là V-Trac Holdings Limited, còn lại 15 công ty được thành lập tại Quần đảo Virgin.
Công ty offshore liên quan tới Việt Nam. Nguồn: ICIJ
Quần đảo Virgin (Anh)
Quần đảo Virgin (British Virgin Islands) là một lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh nằm tại khu vực Caribe, ở phía đông của Puerto Rico.
Năm 2002, Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế đã loại bỏ quần đảo này ra khỏi danh sách các thiên đường thuế bất hợp tác mặc dù Chính phủ Anh vẫn kêu gọi đảo này và nhiều đảo trực thuộc cải thiện luật lệ trong báo cáo hồi năm 2009.
Quần đảo Virgin (Anh).
Tới năm 2013, Quần đảo Virgin cùng các đảo Bermuda, Cayman Islands, Anguilla, Montserrat cùng Turks và Caicos Islands đã ký hiệp định chia sẻ thông tin thuế với Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
Hai trụ cột chính của nền kinh tế quần đảo này là dịch vụ tài chính và du lịch. Du lịch chiếm khoảng 45% thu nhập quốc dân do quần đảo là điểm đến phổ biển của các công dân Hoa Kỳ. Dịch vụ tài chính đóng góp hơn một nửa thu nhập của lãnh thổ, phần lớn thu nhập này đến từ cấp phép cho các công ty hải ngoại và dịch vụ liên quan.
Sức hấp dẫn của "thiên đường thuế" Quần đảo Virgin
Bắt đầu từ những năm 1990, thế giới chứng kiến làn sóng dịch chuyển "trụ sở" của các tập đoàn lớn sang các đảo quốc nhỏ gần như vô danh trên bản đồ thế giới nhưng được xem là những "thiên đường thuế". Mục tiêu mà các tập đoàn này nhắm đến là chính sách thuế vô cùng thuận lợi tại các quốc gia này, thậm chí có nơi doanh nghiệp không phải nộp một đô la thuế nào cho chính phủ.
"Tax haven" (thường được gọi là "thiên đường thuế") là nơi thuế được miễn hoàn toàn hoặc áp mức thấp đối với nhiều loại thu nhập và tài sản, do đó nó trở thành nơi các cá nhân và doanh nghiệp lựa chọn nhằm giảm bớt hoặc tránh né nghĩa vụ thuế của mình.
Một số "thiên đường thuế" nổi tiếng trên thế giới chủ yếu tập trung ở vùng biển Caribe và Thái Bình Dương, bao gồm Bermuda, British Virgin Islands (BVI), Quần đảo Cayman, Bahamas, Jersey, Luxembourg, New Zealand, Singapore, Bahamas, Panama, Tiểu bang Delaware (Mỹ), Luxembourg, Thụy Sỹ, London (Anh), Ireland, Bỉ, Hồng Kông, Guernsey, Isle of Man…
Quần đảo Virgin thuộc Anh được nhiều người giàu có biết đến với hệ thống ngân hàng bí mật. Tại đây, mức thuế 0% áp dụng cho cả doanh nghiệp lẫn lợi nhuận từ các khoản đầu tư hoặc thương mại, quà biếu, tiêu thụ hoặc tài sản thừa kế. Nếu chủ các công ty hoặc nhà đầu tư bất động sản trở thành cư dân bán thời gian (6 tháng trong 1 năm) của Quần đảo Virgin thì họ chỉ phải đóng mỗi thuế tài sản mang tính danh nghĩa - khoảng 1,5% trên tổng giá trị tài sản hàng năm.
Nhờ vào chính sách thông thoáng, thủ tục thành lập dễ dàng, lệ phí thành lập và duy trì doanh nghiệp thấp, mức thuế suất thấp cùng mức độ bảo mật thông tin tài sản của các doanh nghiệp và cá nhân rất cao, rất nhiều doanh nghiệp đã được thành lập tại các quốc gia và vùng lãnh thổ này để đầu tư sang các quốc gia khác.
Và cũng bởi các quy định quá thông thoáng nên những các quốc gia và vùng lãnh thổ trên nằm trong danh sách nghi ngờ là nơi dung túng cho việc trốn thuế và dẫn đến mối lo ngại về hoạt động không hợp lệ của các doanh nghiệp như rửa tiền, chuyển giá, thao túng hoặc tài trợ khủng bố.
"Thiên đường thuế" Virgin: Áp đảo về FDI vào Việt Nam
Báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến cuối năm 2015, trong số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư cấp mới tại Việt Nam, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Quần đảo Virgin thuộc Anh là 697,8 triệu USD, chiếm 4,5% và nằm trong tốp 10 đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.
Chỉ tính riêng trong tháng 4/2016, Quần đảo Virgin đã đầu tư thêm 11 dự án mới vào Việt Nam với tổng số vốn gần 35 triệu USD.
Các dự án đầu tư từ Quần đảo Virgin vào Việt Nam có thể kể đến như dự án sản xuất sản phẩm may mặc cao cấp tại TP.HCM của Công ty TNHH Worldon Việt Nam do Gain Lucky Limited làm nhà đầu tư, dự án của Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam - xây dựng và điều hành cụm rạp chiếu phim đều đặt TP.HCM, dự án Công ty TNHH Shing Mark Vina của tại Đồng Nai - sản xuất và gia công chế biến các sản phẩm trang trí nội thất, đồ dùng gia đình,...
Hơn nữa, có khá nhiều "thiên đường thuế" như Cayman Islands, Bermuda hay Panama cũng đang có vốn đầu tư vào Việt Nam.
Cũng theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngoài, một số công ty Mỹ như Tập đoàn Intel, Coca Cola, Procter & Gamble, ConocoPhillips… đầu tư vào Việt Nam thông qua các chi nhánh, công ty con của mình đăng ký tại một số nước khác như British Virgin Islands, Singapore, Hồng Kông...
Ngoài ra, Dragon Capital, Indochina Capital Adviser, Vietnam Asset Management Ltd, Vinacapital Investment Management Ltd, PXP Vietnam Asset Management Ltd, Vietnam Holding Asset Management Ltd, Clear Water Capital Partner Singapore PTE Ltd là những công ty quản lý quỹ lớn tại Việt Nam đến từ quần đảo này.
Xuất hiện trong "Hồ sơ Panama" có đồng nghĩa với "trốn thuế"?
Mặc dù đã có nhiều cá nhân, tổ chức dính líu đến các công ty offshore được đăng ký thành lập ở các thiên đường thuế trên thế giới nhưng chưa thể kết luận tất cả những cá nhân và doanh nghiệp Việt Nam có tên trong danh sách "Hồ sơ Panama" đều có vấn đề "mờ ám" hay vi phạm pháp luật trong hoạt động.
Việc thành lập các công ty offshore ở nước ngoài là hiện tượng phổ biến trong kinh doanh thương mại, được coi là bình thường và đã tồn tại một thời gian dài trên trên thế giới. Luật pháp quốc tế không cấm một cá nhân, tổ chức thành lập công ty ở nước ngoài nếu họ làm đúng các quy định.
Theo Luật sư Nguyễn Duy Hùng – Đoàn Luật sư Hà Nội, nếu như mức thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường của Việt Nam là 20% (trong giai đoạn hiện nay), thì ở các "thiên đường thuế" mức thuế suất này là 0%. Điều này dẫn đến, các nhà đầu tư tiến hành thành lập các công ty tại các "thiên đường thuế", sau đó dùng tư cách pháp nhân này đầu tư vào Việt Nam và rồi khi phát sinh lợi nhuận lại chuyển ngược lại "thiên đường thuế" để được hưởng các ưu đãi. Tuy nhiên, đây lại là hoạt động đầu tư hợp pháp, đúng luật.
"Hành động này chi có thể coi là phi pháp, trốn thuế khi những công ty được lập ra chỉ là những công ty ảo, những công ty "bình phong"; lập ra với một mục đích rửa tiền, che giấu tài sản hoặc tận dụng ưu đãi thuế mà không hoạt động trên thực tế. Những giao dịch bất hợp pháp thì có thể bị điều tra, xem xét mức độ vi phạm để xử lý theo quy định", Luật sư Nguyễn Duy Hùng cho biết.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.