'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo giám sát gửi đến các đại biểu quốc hội, hiện cả nước còn 583 doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 273 doanh nghiệp nhà nước có một phần vốn góp.
Năm 2016, tổng tài sản của khối 583 doanh nghiệp là 3.053.547 tỷ đồng, doanh thu 1.515.821 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 139.658 tỷ đồng, số phát sinh phải nộp ngân sách 251.845 tỷ đồng.
Đối với 273 doanh nghiệp cổ phần, tổng tài sản 495.126 tỷ đồng, vốn nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp 65.673 tỷ đồng, doanh thu 423.250 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 31.723 tỷ đồng và số phát sinh phải nộp ngân sách là 62.967 tỷ đồng.
Đến hết năm 2016, sau 5 năm, tổng tài sản của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước tăng 45,8%; vốn chủ sở hữu tăng 92,2%.
Mặc dù lợi nhuận, số nộp ngân sách nhà nước khá tích cực nhưng theo Đoàn giám sát của Quốc hội, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước còn chưa tương xứng với nguồn lực đang nắm giữ.
Cụ thể, tổng tài sản tăng 46% và vốn chủ sở hữu tăng 92% nhưng nộp ngân sách nhà nước chỉ tăng 18%. Hiệu suất sinh lời trên vốn kinh doanh của các DNNN đạt 2,1% năm 2015, thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2015 là 5,5%).
Về các DNNN sau cổ phần hóa, Đoàn giám sát đánh giá việc cổ phần hóa chưa đạt mục tiêu đổi mới quản trị và thu hút vốn từ bên ngoài.
Cụ thể, giai đoạn 2011 – 2016, có 426 doanh nghiệp triển khai xong việc bán cổ phần lần đầu. Trong đó, 254 doanh nghiệp bán cổ phần theo phương án được duyệt, đạt 60% tổng số doanh nghiệp đã bán cổ phần; 172 doanh nghiệp không bán được toàn bộ số cổ phần theo phương án cổ phần hoá, chiếm 40% tổng số doanh nghiệp đã bán cổ phần.
Sau khi bán cổ phần lần đầu, tổng giá trị vốn điều lệ của 426 doanh nghiệp là 184.254 tỷ đồng với cơ cấu Nhà nước tiếp tục nắm giữ 149.342 tỷ đồng (chiếm 81,1% vốn điều lệ); nhà đầu tư chiến lược nắm giữ 13.494 tỷ đồng (chiếm 7,3%); người lao động nắm giữ 2.964 tỷ đồng (chiếm 1,6%); tổ chức công đoàn nắm giữ 1.171 tỷ đồng (chiếm 0,6%); các nhà đầu tư khác nắm giữ qua bán đấu giá công khai 17.281 tỷ đồng (chiếm 9,4%).
Đoàn giám sát cho biết có hiện tượng bán bớt phần vốn nhà nước tại các công ty con, công ty liên kết trước khi bàn giao vốn của công ty mẹ về SCIC. Điều này dẫn đến việc thực hiện mục tiêu quản lý, đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp gắn với quá trình tích tụ, tập trung vốn nhà nước vào các ngành, lĩnh vực quan trọng, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
Chẳng hạn, Tổng công ty cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (GELEX) không bàn giao về SCIC mà phát hành thêm cho cổ đông chiến lược là Công ty Chứng khoán Bản Việt để tăng vốn điều lệ từ 1.400 tỷ lên 1.550 tỷ đồng, làm giảm vốn nhà nước từ 87,17% xuống 78,74% vốn điều lệ.
Cũng theo Đoàn giám sát, đến 31/12/2016 có 18 tập đoàn, tổng công ty 100% vốn nhà nước có dự án đầu tư ra nước ngoài, thực hiện đầu tư 110 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký là 12,6 tỷ USD.
Trong đó, đầu tư lớn nhất là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với số vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài là gần 6,7 tỷ USD (chiếm tỷ trọng 53%). Tiếp theo là Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) với 2,1 tỷ USD (tỷ trọng 17%). Thứ 3 là Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) với 1,4 tỷ USD (tỷ trọng 11%).
Lũy kế tính đến 31/12/2016, các DNNN đã đầu tư ra nước ngoài trên 7 tỷ USD, đáng chú ý có 25,5% dự án báo lỗ, 29% dự án lỗ lũy kế. Lợi nhuận được chia cho bên Việt Nam năm 2016 là 145 triệu USD, chỉ bằng 2% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện.
Một số dự án đầu tư ra nước ngoài không hiệu quả, trong khi năng lực quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế, thiếu kiểm soát chặt chẽ, làm phân tán nguồn lực, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.