'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Báo cáo cập nhật tuần mới nhất (từ 6 đến 13/12) được quỹ đầu tư 1,47 tỷ USD - Dragon Capital VEIL cho biết cổ phiếu Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk không còn nằm trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại này.
Đây cũng là lần đầu tiên trong hơn một thập niên qua VNM bị "văng" khỏi top những khoản đầu tư giá trị nhất của quỹ ngoại thuộc sở hữu Dragon Capital này.
Trong báo cáo cập nhật tuần trước đó (từ 29/11 đến 6/12), Vinamilk vẫn xếp vị trí thứ 10 trong các khoản đầu tư có tỷ trọng NAV (giá trị tài sản ròng) lớn nhất của VEIL. Tuy nhiên, đến nay, vị trí thứ 10 đã được thay thế bằng VEAM - Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam.
Trên thực tế, xu hướng giảm dần tỷ trọng Vinamilk ra khỏi danh mục những khoản đầu tư lớn nhất của quỹ ngoại này đã xuất hiện từ cuối năm trước khi tỷ trọng VNM liên tục giảm qua từng tháng.
Suốt nhiều năm trước đó, Vinamilk là khoản đầu tư và giá trị bậc nhất của VEIL lại thị trường Việt Nam. Thậm chí, giai đoạn 2011-2013, cổ phiếu này từng chiếm tới gần 30% giá trị tài sản ròng của quỹ.
Đầu năm nay, tỷ trọng VNM trong giá trị tài sản ròng của quỹ vẫn chiếm 7,5% và xếp thứ 2 trong danh sách những khoản đầu tư lớn nhất. Nhưng liên tiếp sau đó, tỷ trọng này giảm dần và chính thức ra khỏi top 10 vào tuần vừa qua (6/12 đến 13/12).
Trước khi rời khỏi top 10 khoản đầu tư của VEIL, VNM chỉ còn chiếm 2,81% giá trị tài sản ròng của quỹ ngoại này tương đương gần 41 triệu USD. Thay vào đó là các khoản đầu tư mới giá trị hơn như Thế giới Di động (120 triệu USD), Ngân hàng ACB (105 triệu USD), Nhà Khang Điền (88 triệu USD) hay Sabeco (80 triệu USD)…
Không chỉ riêng VEIL, Vinamilk gần đây cũng đã bắt đầu kém hấp dẫn với các quỹ ngoại.
Từng chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục đầu tư của Vietnam Opportunity Fund Ltd - VOF, thuộc VinaCapital, nhưng hiện tại VNM chỉ còn là cổ phiếu lớn thứ 4 trong danh mục của quỹ, chiếm 6%. Tỷ trọng này kém xa Hòa Phát (14,7%); Nhà Khang Điền (8,7%) hay ACV (7,5%).
Nhiều quỹ khác cũng chỉ còn nắm giữ lượng nhỏ cổ phiếu VNM như Government of Singapore (GIC), hay Pyn Elite Fund…
Hiện tại, hai quỹ ngoại thiết tha nhất với Vinamilk chính là F&N và Platinum Victory, đây cũng là 2 cổ đông nắm giữ lượng lớn vốn doanh nghiệp chỉ sau SCIC với 36%.
Hai quỹ ngoại này từ nhiều tháng nay liên tục đăng ký mua vào hàng chục triệu cổ phiếu VNM để gia tăng tỷ lệ sở hữu nhưng bất thành.
Tuy nhiên, một số chuyên gia nhận định rằng mục đích đầu tư VNM của hai quỹ ngoại trên khác khá nhiều so với VIEL; VinaCapital hay GIC. Cụ thể, hai quỹ ngoại này thu mua VNM chủ yếu nhằm mục tiêu gia tăng tỷ lệ sở hữu và lợi ích, nhằm tiến tới "mua đứt" doanh nghiệp này nếu SCIC có ý định thoái trọn lô cổ phiếu tại đây.
Những ông chủ đứng sau F&N và Platinum Victory, cũng là những đại gia quen thuộc trong giới tài chính Việt. Người đứng sau F&B chính là tỷ phú Thái Charoen Sirivadhanabhakdi, người chi gần 5 tỷ USD để trở thành ông chủ mới tại Sabeco. Trong khi, đứng sau Platinum Victory chính là Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage (JC&C), những ông chủ đang nắm giữ lượng lớn vốn tại nhiều doanh nghiệp Việt.
Bên cạnh đó, cổ phiếu VNM không còn hấp dẫn trong mắt quỹ ngoại nhiều khả năng cũng đến từ việc tăng trưởng có phần chậm lại của công ty thời gian gần đây.
Trong 9 tháng từ đầu năm, doanh thu của Vinamilk chỉ đạt 39.600 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với cùng kỳ. Thậm chí, lợi nhuận trước thuế công ty còn giảm 8% xuống 9.400 tỷ.
Tăng trưởng của Vinamilk những năm gần đây đã giảm rõ rệt so với giai đoạn trước đó, cùng với việc lực mua lớn từ 2 quỹ ngoại trên được xem là nguyên nhân lớn nhất khiến nhiều quỹ ngoại khác dần thoái lui khỏi Vinamilk.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.