Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thâm Quyến Investment - một chi nhánh đầu tư của chính quyền thành phố phía nam Trung Quốc, nơi có trụ sở chính của Evergrande, mới đây cho biết quỹ này đang trong tình trạng báo động sau khi ghi nhận khoản lỗ trị giá khoảng 6 tỷ HKD (770 triệu USD) cho số cổ phần đầu tư tại Hengda Real Estate – công ty con chủ chốt của “bom nợ” Evergrande.
Nguyên nhân chính dẫn tới khoản lỗ này là do giá cổ phiếu của Evergrande đã giảm đáng kể. Được biết, cổ phiếu Evergrande giảm 89,3% trong suốt năm 2021, và mới chỉ tăng lại khoảng 1,9% từ đầu năm mới 2022.
Thâm Quyến Investment – quỹ ghi nhận lợi nhuận ròng 1,39 tỷ HKD trong nửa đầu năm 2021, ban đầu đóng góp 5,5 tỷ NDT vào Hengda. Quỹ thành phố Trung Quốc đầu tư vào Evergrande với tư cách là thành viên của nhóm 25 nhà đầu tư đã đầu tư 130 tỷ NDT vào Hengda trong ba vòng gọi vốn năm 2017.
Từ năm 2018 - 2020, quỹ này đã thu về tổng cộng 1,95 tỷ NDT trả cổ tức hàng năm từ cổ phần của Hengda, khi Evergrande đưa ra cam kết trả ít nhất 60% lợi nhuận của đơn vị cho các nhà đầu tư, mặc dù đôi khi tập đoàn không đạt được mục tiêu thu nhập.
Tuy nhiên, Hengda đã không chia cổ tức hàng năm đã hứa cho năm 2020 do Evergrande đã đạt được thỏa thuận với các nhà đầu tư Hengda, theo đó họ từ bỏ quyền yêu cầu tập đoàn hoàn trả đầy đủ do không thể thực hiện kế hoạch niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm Quyến.
Sau khi tin tức về việc quỹ thành phố Thâm Quyến ghi nhận khoản lỗ “khủng”, cổ phiếu của Thâm Quyến Investment đã giảm 6% trong phiên giao dịch đầu giờ tại Hong Kong ngày 18/1.
Cùng với quãng thời gian khó khăn của Evergrande, Hangda cũng phải “vật lộn” do tập đoàn mẹ đã bị các trang xếp hạng uy tín lớn trên thế giới tuyên bố vỡ nợ vào tháng 12/2021.
Hengda chỉ vừa tránh được rủi ro vỡ nợ đối với khối trái phiếu trong nước trị giá 4,5 tỷ NDT vào tuần trước khi các chủ sở hữu đồng ý để đơn vị này hoãn thanh toán coupon đến tháng 7.
Chính vì vậy, các nhà đầu tư vào Hengda cũng hết sức đau đầu với số tiền mình đã chi vào công ty này. Nhưng so với Thâm Quyến Investment, một số nhà đầu tư của Hengda đã có kết quả tốt hơn nhờ khoản chi trả cổ tức 100 tỷ NDT trước đó của doanh nghiệp bất động sản này.
Ví dụ, Tập đoàn trang trí Thâm Quyến Jianyi cho biết vào tháng 4/2020 rằng họ đã bán toàn bộ số tiền lãi 200 triệu NDT tại Hengda cho một công ty đầu tư có trụ sở tại Thâm Quyến.
Tập đoàn cao tốc Sơn Đông – tập đoàn điều hành đường sắt và đường cao tốc thuộc sở hữu nhà nước, đã tiết lộ vào tháng trước trong một bản cáo bạch trái phiếu rằng họ đã đạt được thỏa thuận bán bớt khoản lãi 20 tỷ NDT tại Hengda cho một công ty thuộc sở hữu của chính phủ Thâm Quyến.
Hầu hết các nhà đầu tư khác của Hengda năm 2017, chẳng hạn như nhà bán lẻ Suning Group và công ty thiết kế Grandland Holdings, đã chuyển tiền của họ thông qua các phương tiện cá nhân.
Ở cấp độ công ty mẹ, người đầu tư chịu nhiều thiệt hại nhất từ Evergrande dường như là nhà phát triển Hong Kong Chinese Estates Holdings, trước đây là cổ đông lớn thứ hai của tập đoàn “bom nợ".
Ngày 7/1 vừa qua, Hong Kong Chinese Estates Holdings thông báo dự kiến ghi nhận khoản lỗ 7,87 tỷ HKD với cổ phiếu Evergrande mà họ đã bán hết và khoản lỗ theo giá trị hợp lý là 3,05 tỷ HKD đối với số cổ phiếu còn lại.
Công ty China Estates, cũng đã đầu tư vào trái phiếu Evergrande, cho biết họ sẽ ghi nhận khoản lỗ ước tính 1,5 tỷ HKD.
Xem thêm >> Evergrande chuyển trụ sở chính khỏi Thâm Quyến để trốn nợ?
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.