'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong đợt tăng hạn mức tín dụng lần này, NHNN cấp thêm từ 1 - 4% room tín dụng so với mức cũ cho một số ngân hàng. Không ngoài dự đoán của các chuyên gia, cả nhóm Big 4 (gồm: Vietcombank, Vietinbank, BIDV và Agribank) đều được NHNN nới room tín dụng trong đợt này.
Trong đó, Agribank được cấp thêm hạn mức tín dụng nhiều nhất trong nhóm Big 4 trong lần này. Theo đó, nhà băng này được nới thêm room tín dụng 3,5% so với mức cũ là 7%. Ước tính, ngân hàng này còn dư địa cho vay khoảng 50.000 tỷ đồng để tung ra thị trường trong 4 tháng cuối năm.
Vietcombank cũng vừa được nới thêm 2,7% room tín dụng so với mức trần cũ là 15%. Như vậy, hạn mức tín dụng mới của nhà băng này trong năm 2022 là 17,7%. Tính đến hết tháng 8, mức tăng trưởng tín dụng của Vietcombank là 14,7%. Dự kiến, từ đây đến cuối năm, nhà băng này còn dư địa cho vay mới tối đa khoảng 32.000 tỷ đồng.
Hai "ông lớn" ngân hàng có vốn nhà nước còn lại là Vietinbank và BIDV cũng được nới room tín dụng đợt này nhưng ở mức khiêm tốn hơn.
Với nhóm ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn, mức nới hạn mức tín dụng phổ biến là 3%. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng được nới room tín dụng tới 4%. Điển hình là Sacombank. Nhà băng này được cấp thêm room tín dụng 4% trong khi hạn mức cũ là 7%.
Cùng đợt này, hạn mức tín dụng được cấp của một số ngân hàng như HDBank 3,4%; MB (3,2%); OCB (3,1%); VIB (3%). Techcombank 2,7%
Nhìn chung, trong đợt nâng hạn mức tín dụng, NHNN chỉ cấp thêm từ 1 - 4% room tín dụng, tuỳ từng nhà băng. Điều này thể hiện sự thận trọng của nhà điều hành trong việc kiên định với mục tiêu tăng trưởng tín dụng trong năm nay chỉ quanh mức 14%.
Số liệu từ NHNN cho thấy, tới ngày 15/8, tín dụng toàn nền kinh tế đã đạt trên 11,45 triệu tỷ đồng, tăng 9,62%, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng 6,68%. Việc tăng trưởng tín dụng trong nửa đầu năm quá cao khiến nhiều ngân hàng đã cạn "room" tín dụng và phải trì hoãn giải ngân suốt nhiều tuần qua.
Dư địa tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống trong 4 tháng cuối năm rất hạn chế, chỉ còn hơn 4%. Từ nay đến cuối năm, dự kiến có khoảng 457.000 tỷ đồng sẽ được phân bổ cho các ngân hàng thương mại, chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu tín dụng đang tăng cao.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, thậm chí phá sản. Việc nới room tín dụng của NHNN giúp cộng đồng doanh nghiệp đến gần hơn với nguồn vốn vay.
Không những vậy, việc được cấp thêm hạn mức tín dụng cũng tác động tích cực đến chính các ngân hàng thương mại. Bởi lãi cho vay hiện vẫn là nguồn thu chính của các ngân hàng. Vì vậy, việc nới room tín dụng sẽ giúp cởi trói cho các ngân hàng trong việc cho vay vốn.
Trong bối cảnh nguồn tín dụng hạn hẹp, NHNN đã đưa ra 5 tiêu chí xét room tín dụng cho các ngân hàng thương mại trong đợt này. Theo đó, việc xét room tín dụng phải dựa trên kết quả xếp hạng năm 2021, trong đó NHNN ưu tiên cho các ngân hàng tham gia xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng Đông Á, xử lý quỹ tín dụng nhân dân yếu kém. Hiện có 4 ngân hàng đã công bố phương án hoặc có ý định nhận chuyển chuyển giao một tổ chức tín dụng yếu kém là MB, HDBank, Vietcombank và VPBank.
Ngoài ra, NHNN sẽ tăng thêm room tín dụng để khuyến khích đối với các ngân hàng trong danh sách NHNN sẽ đề nghị giảm lãi suất cho vay theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Với các ngân hàng có tỉ lệ cho vay trên huy động vốn cao tại thị trường 1 thì NHNN sẽ giảm trừ hạn mức.
Bên cạnh đó, các ngân hàng có hệ số an toàn vốn cao và mô hình quản trị rủi ro tốt như MB, Vietcombank, Techcombank, VPBank, MSB, ACB, TPBank, HDB, VIB… cũng được cấp hạn mức tín dụng cao hơn.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.