Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo nhận định của giới phân tích, thời gian qua, giá trị đăng ký phát hành trái phiếu đã tăng vọt, do các doanh nghiệp phải "chạy nước rút" trước khi Nghị định mới về phát hành trái phiếu có hiệu lực từ ngày 1/9/2020.
Theo đó, Nghị định 81/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 163/2018/NĐ-CP quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp, với các rằng buộc chặt chẽ hơn và các yêu cầu "nghiêm" hơn đối với tổ chức phát hành khi thực hiện phát hành trái phiếu riêng lẻ.
Đơn cử như quy định dư nợ phát hành trái phiếu riêng lẻ tại thời điểm phát hành không vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu tại quý gần nhất (bao gồm cả khối lượng dự kiến phát hành). Các đợt phát hành phải cách nhau tối thiểu 6 tháng, mỗi đợt phải hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin. Bổ sung thêm yêu cầu Báo cáo tài chính kiểm toán trong hồ sơ phát hành phải có ý kiến chấp nhận toàn phần, nếu ngoại trừ phải có giải thích hợp lý và xác nhận của kiểm toán...
Điều này đã khiến số đợt đăng ký phát hành trái phiếu trong tháng 8 của các doanh nghiệp lên đến 720 đợt, với tổng số tiền huy động là 127.000 tỷ đồng, tăng 70% so với tháng trước. Tuy nhiên, tỷ lệ phát hành thành công lại ở mức rất thấp, chỉ có gần 40 doanh nghiệp thành công với 170 đợt phát hành, số tiền huy động được chỉ là 38.400 tỷ đồng.
Dẫn đầu về tỷ trọng huy động vốn qua kênh trái phiếu là nhóm doanh nghiệp bất động sản, với hơn 30% tổng giá trị phát hành, tiếp đó là các tổ chức tín dụng, nhóm dịch vụ, xây dựng, chứng khoán...
Trong đó, nổi bật là các thương vụ huy động trái phiếu quy mô hàng nghìn tỷ, như nhóm Sovico Holdinsg và địa ốc Phú Long, nhóm Xuân Thiện Group, Sài Gòn Glory.
Trong bối cảnh doanh nghiệp đua nhau tranh thị phần trái phiếu với mức lãi suất vô cùng hấp dẫn, trái ngược với mức lãi suất tiết kiệm tại các nhà băng đang ngày càng tiết giảm, thì việc nhà đầu tư chuyển vốn sang kênh trái phiếu doanh nghiệp là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên, vấn đề này đã được Bộ Tài chính khuyến cáo, cho rằng nhà đầu tư không nên mua trái phiếu chỉ vì lãi suất cao, bởi lãi suất cao sẽ đi kèm với rủi ro cao. Chỉ khi nắm rõ thông tin về trái phiếu, về tình hình tài chính của doanh nghiệp để đánh giá được các rủi ro gặp phải, nhà đầu tư mới nên thu gom trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ.
"Nếu doanh nghiệp phát hành gặp khó khăn, nhà đầu tư có khả năng không thu hồi được khoản tiền đầu tư trái phiếu, bao gồm cả gốc và lãi", Bộ Tài chính cảnh báo.
Tương tự, giới chuyên gia kinh tế nhận định trong bối cảnh thị trường trái phiếu đầy biến động như hiện nay, có thể thấy sân chơi này đang tồn tại hiện tượng doanh nghiệp vì "thiếu chuẩn" vay tín dụng ngân hàng nên mới dồn sức vay qua kênh trái phiếu. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp trong ngành bất động sản còn đẩy rủi ro về phía nhà đầu tư, khi phát hành trái phiếu mà không có tài sản đảm bảo (trái phiếu phát hành riêng lẻ).
Một chuyên gia của trường đại học Kinh tế TP.HCM phân tích thêm, có nhiều lý do để doanh nghiệp gặp khó trong việc vay tín dụng từ ngân hàng. Ví dụ như doanh nghiệp thiếu yêu cầu về mặt pháp lý, không đủ điều kiện nhận gói vay, trong khi ngân hàng lại đưa ra các yêu cầu rất chặt chẽ về thủ tục do họ chịu sự kiểm soát dòng vốn...
Kể cả trong trường hợp trái phiếu doanh nghiệp có tài sản đảm bảo đi kèm, thì cũng tồn tại những nguy cơ cho nhà đầu tư, như trường hợp tài sản đó đã được thế chấp vay vốn trước đó, hoặc giá trị của tài sản đảm bảo không tương xứng với tổng giá trị trái phiếu được phát hành.
"Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kĩ việc định giá tài sản bảo đảm là do cơ quan, tổ chức nào thực hiện hay chính bản thân doanh nghiệp tự định giá?", vị chuyên gia nhấn mạnh.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.