Reuters: Hai tập đoàn sản xuất pin Trung Quốc tính rót hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam

Thanh Tú - 09/06/2023 18:15 (GMT+7)

(VNF) - Hai nhà sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng và pin của Trung Quốc đang cân nhắc các khoản đầu tư với tổng giá trị lên tới hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam, hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay.

VNF
Ảnh minh họa.

Theo Reuters, ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc khởi động hoặc mở rộng các dự án sản xuất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp này coi Việt Nam như một trung tâm xuất khẩu toàn cầu nhờ vào hàng loạt các hiệp định thương mại tự do và lao động giá rẻ. Trong đó, 2 công ty Xiamen Hithium Energy Storage Technology và Growatt New Energy hiện đang thể hiện sự quan tâm đến thị trường Việt Nam.

Cụ thể, nguồn tin của Reuters cho hay, Xiamen Hithium Energy Storage Technology, công ty khởi nghiệp đang mở rộng sự hiện diện sang châu Âu và Mỹ, đã tiếp cận các quan chức và các nhà quản lý công nghiệp ở Việt Nam để xuất xây dựng một nhà máy sản xuất các sản phẩm trữ năng lượng với vốn đầu tư có thể lên đến 900 triệu USD trên một khu đất công nghiệp có diện tích hơn 30ha.

Nếu khoản đầu tư này được thực hiện, Hithium sẽ trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất ở Việt Nam.

Theo nguồn tin khác của Reuters, khoản đầu tư đang được thảo luận của Hithium sẽ có giá trị tối thiểu là 500 triệu USD.

Trao đổi với Reuters, Hithium cho biết không có giao dịch đầu tư nào sắp chốt. Tuy nhiên, công ty tiết lộ kế hoạch mở rộng công suất sản xuất từ mức 15GW lên 70GW vào cuối năm nay.

Xiamen Hithium Energy Storage Technology là doanh nghiệp công nghệ cao được thành lập vào năm 2019, chuyên nghiên cứu và phát triển, sản xuất và kinh doanh vật liệu lõi pin lithium-ion, hệ thống và pin lưu trữ năng lượng LFP. Công ty này có trụ sở chính tại tỉnh Phúc Kiến (Trung Quốc) và có văn phòng, nhà máy sản xuất tại Mỹ, Đức, Ấn Độ, Australia và Singapore.

Năm 2022, công ty này xếp thứ nhất tại thị trường Trung Quốc về số lượng dự án pin lưu trữ năng lượng và đứng đầu về tỷ lệ tăng trưởng số lượng đơn hàng (đạt hơn 4.000%). Công ty đạt doanh thu thuần khoảng 520 triệu USD trong năm 2022 và kỳ vọng sẽ đạt doanh thu khoảng 2,18 tỷ USD trong năm 2023.

Trước đó, tại buổi làm việc với ông Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương hồi tháng 5 vừa qua, ông Will Shangguang, Giám đốc đầu tư và phát triển, phụ trách chiến lược đầu tư toàn cầu của Xiamen Hithium Energy Storage Technology, bày tỏ doanh nghiệp này muốn được đầu tư tại Hải Dương.

Cũng theo nguồn tin của Reuters, bên cạnh Hithium, một công ty Trung Quốc khác là Growatt New Energy, có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc), đang có kế hoạch chi khoảng 300 triệu USD để mua khoảng 15ha đất công nghiệp nhằm xây dựng một nhà máy mới ở Việt Nam. Doanh nghiệp từ chối bình luận thêm liên quan khoản đầu tư này.

Trước đó, ngày 17/2/2023, Công ty Growatt, nhà cung cấp giải pháp năng lượng phân tán hàng đầu thế giới, đã khánh thành giai đoạn 1 của nhà máy sản xuất tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ, Hải Phòng.

Cơ sở mới sẽ sản xuất các sản phẩm bộ biến tần năng lượng mặt trời, bộ biến tần lưu trữ và pin lưu trữ với công suất mỗi năm 500.000 bộ biến tần và 100.000 bộ pin.

Các nguồn tin cho biết cả 2 công ty đều đang đàm phán với nhiều cơ quan chức năng và khu công nghiệp ở Việt Nam về các địa điểm tiềm năng cho các nhà máy.

Xem thêm >> Hungary: EU có thể tự đẩy mình vào chân tường vì ‘cuồng loạn trừng phạt’ Nga

Theo Reuters
Cùng chuyên mục
Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

Hải Phòng: Loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ hoang tàn vì bão Yagi

(VNF) - Sau bão Yagi, người dân Hải Phòng xót xa trước cảnh loạt nhà xưởng công ty, kho gỗ tốc mái, hoang tàn. Hàng loạt tuyến đường ngập lụt, cây xanh gãy đổ khắp ngả.

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

Nội - ngoại cùng phát tín hiệu tích cực, điều chỉnh là cơ hội tích lũy cổ phiếu?

(VNF) – Các chuyên gia cho rằng việc số liệu kinh tế vĩ mô trong nước phát đi tín hiệu tích cực cộng với triển vọng FED giảm lãi suất sẽ là lực đẩy cho giá cổ phiếu.

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Một chủ tàu du lịch ở Cảng quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh) có 6 chiếc bị chìm, ước tính thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng. Riêng việc trục vớt đã phải chi mỗi chiếc 100 triệu

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

(VNF) - Con số này cho thấy Việt Nam là thị trường quan trọng đối với hải sản Na Uy, trong tình thế Na Uy đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở các thị trường quốc tế khác