Sản phẩm xanh khó tiếp cận thị trường, doanh nghiệp cầu cứu chính sách
(VNF) - Mặc dù xu hướng tiêu dùng xanh đang gia tăng, ngày càng có nhiều người tiêu dùng Việt Nam sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường, nhưng các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều rào cản.
Khó tiếp cận người tiêu dùng
“Đại diện cho doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực tái chế, tập trung vào việc tận dụng bã cà phê để chế biến thành nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường, tuy nhiên, khi khảo sát tại các siêu thị ở TP. HCM, chúng tôi nhận thấy không gian dành cho sản phẩm xanh vẫn còn rất hạn chế, khiến doanh nghiệp khó tiếp cận người tiêu dùng”, ông Nguyễn Tấn Lộc, Giám đốc Công ty TNHH Tái chế cà phê Lộc Nhân thông tin tại tọa đàm diễn ra cách đây không lâu.
Theo ông Lộc, việc chào hàng vào các hệ thống bán lẻ tại TP. HCM của doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều trở ngại. Các sản phẩm tái chế và thân thiện với môi trường dù có tiềm năng lớn nhưng lại chưa được ưu tiên trong hệ thống phân phối. Điều này làm hạn chế cơ hội tiếp cận thị trường của các doanh nghiệp xanh, đặc biệt là các startup trong lĩnh vực tái chế.
Bên cạnh đó, ông Lộc cũng cho hay, vấn đề tín dụng cũng là một rào cản lớn. “Chúng tôi mong muốn các ngân hàng có chính sách hỗ trợ tốt hơn đối với các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực tái chế, đơn giản hóa quy trình thẩm định và điều kiện cấp tín dụng. Thực tế cho thấy, nhiều chủ doanh nghiệp khởi nghiệp đã phải bán cả nhà để có vốn hoạt động, không còn tài sản thế chấp. Vì vậy, chúng tôi hy vọng có thể thế chấp bằng hàng hóa, hoặc được vay tín chấp dựa trên tính khả thi của dự án thay vì yêu cầu tài sản thế chấp truyền thống".
Bà Nguyễn Thị Bích Vân, Giám đốc Truyền thông Central Retail Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đang tích cực thực hiện chuyển đổi xanh từ thiết kế xây dựng đến vận hành, tái cấu trúc chuỗi cung ứng, giảm phát thải và lựa chọn các sản phẩm thân thiện với môi trường cho hệ thống bán lẻ của mình. Theo đó, tập đoàn đã cắt giảm đáng kể việc sử dụng bao bì nhựa dùng một lần, thay thế bằng bao bì phân hủy sinh học. Doanh nghiệp cũng tích cực khuyến khích người tiêu dùng thay đổi thói quen, như mang theo túi cá nhân khi mua sắm để hạn chế sử dụng túi nhựa.
Là doanh nghiệp trực tiếp sử dụng các sản phẩm xanh, bà Vân cũng chỉ ra một số vấn đề các doanh nghiệp bán lẻ thường gặp trong việc sử dụng sản phẩm xanh. Theo đó, một số vật liệu thân thiện môi trường như màng co sinh học hiện vẫn chưa có chất lượng tương đương với màng co nhựa truyền thống, không bọc kín thực phẩm tốt bằng, dẫn đến ảnh hưởng đến quá trình bảo quản.
Khảo sát do Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao công bố trước đó cũng cho thấy mặc dù ý thức tiêu dùng xanh có xu hướng tăng, nhưng vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về sản phẩm xanh, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường.
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất sản phẩm xanh cũng được đánh giá là cao hơn do nguyên liệu thân thiện với môi trường thường có giá cao và quy trình sản xuất có thể tốn kém hơn. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng họ sẽ không thể cạnh tranh với các sản phẩm thông thường về giá cả, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngoài ra, sự sẵn có và độ phủ của sản phẩm xanh trên thị trường cũng là một thách thức lớn. Kết quả khảo sát cho thấy các sản phẩm xanh chưa có mặt đủ rộng rãi tại các kênh phân phối. Điều này không chỉ làm giảm khả năng tiếp cận của người tiêu dùng mà còn khiến họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các sản phẩm mà họ mong muốn.

Kiến nghị chính sách hỗ trợ
Dù có nhiều chính sách khuyến khích tiêu dùng xanh từ phía nhà nước, nhưng các ý kiến đánh giá vẫn cho rằng còn nhiều lỗ hổng trong việc thực thi và hỗ trợ doanh nghiệp. Sự thiếu hụt này không chỉ làm giảm động lực của doanh nghiệp trong việc phát triển sản phẩm xanh mà còn khiến họ gặp khó khăn trong việc xây dựng lòng tin với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cần một chính sách hỗ trợ rõ ràng và đồng bộ hơn để thúc đẩy tiêu dùng xanh.
Để thành công trong bối cảnh này, theo ông Nguyễn Văn Phượng - Phụ trách điều tra thị trường của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao, doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng và mạnh mẽ hơn, đồng thời tìm cách hợp tác chặt chẽ với chính quyền, tổ chức và người tiêu dùng để thúc đẩy một tương lai tiêu dùng bền vững hơn.
Theo đại diện Công ty Lộc Nhân, một trong những nhu cầu cấp thiết của doanh nghiệp xanh là cần có một sàn giao dịch dành riêng cho sản phẩm thân thiện với môi trường và sản phẩm tái chế. Hiện tại, thị trường này vẫn còn manh mún, thiếu sự kết nối và hỗ trợ từ các kênh phân phối lớn.
“Chúng tôi cũng mong muốn được tạo điều kiện tham gia các hội chợ và triển lãm để quảng bá sản phẩm, tuy nhiên chi phí thuê gian hàng từ 40-50 triệu đồng là quá cao so với khả năng của doanh nghiệp khởi nghiệp. Nếu có sự hỗ trợ từ Nhà nước, các tổ chức xúc tiến thương mại hoặc quỹ hỗ trợ khởi nghiệp xanh, doanh nghiệp như chúng tôi sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận thị trường. Chúng tôi tin rằng với sự hỗ trợ về chính sách, tài chính và kết nối thị trường, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực tái chế sẽ có nhiều cơ hội hơn để phát triển và đóng góp tích cực vào quá trình chuyển đổi xanh của Việt Nam”, ông Lộc nhấn mạnh.
Để thúc đẩy hơn nữa quá trình chuyển đổi xanh trong ngành bán lẻ, đại diện Central Retail cũng bày tỏ mong muốn Chính phủ có thêm các chính sách hỗ trợ, đặc biệt là về thuế và nghiên cứu phát triển sản phẩm thân thiện với môi trường.
“Nếu có những sản phẩm xanh chất lượng cao hơn, hệ thống siêu thị của Central Retail sẵn sàng ưu tiên sử dụng và đưa vào hệ thống phân phối nhằm đẩy nhanh quá trình giảm thiểu rác thải nhựa và xây dựng một hệ thống bán lẻ bền vững”, bà Vân nói.
Tham vọng 10 tỷ USD, Bách hóa Xanh mở mới gần trăm cửa hàng mới

7 nhóm ngành lọt danh sách được tiếp cận tín dụng xanh, trái phiếu xanh
(VNF) - Bộ Tài nguyên và Môi trường kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan sớm nghiên cứu, đề xuất ban hành các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước về tín dụng xanh, trái phiếu xanh.
EU áp rào cản xanh, Thủ tướng yêu cầu triển khai kế hoạch hành động
(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh Châu Âu (EU).
Tham vọng 10 tỷ USD, Bách hóa Xanh mở mới gần trăm cửa hàng mới
(VNF) - Năm 2025, Bách Hóa Xanh đặt mục tiêu sẽ tăng trưởng doanh thu từ cả cửa hàng cũ, đồng thời mở mới 200-400 cửa hàng ở cả vùng đang kinh doanh và các tỉnh mới tại khu vực Miền Trung.
Coca-Cola dẫn đầu danh sách gây ô nhiễm nhựa hàng đầu thế giới
(VNF) - Các số liệu công bố cho biết hơn 50% ô nhiễm nhựa từ các sản phẩm có thương hiệu trên toàn cầu liên quan 56 công ty sản xuất. Trong khi đó, việc sử dụng chai nhựa dùng một lần đang ngày càng phổ biến, đặc biệt ở các thị trường đang phát triển.
Xử phạt Hyosung Vina Industrial Machinery vì vi phạm môi trường
(VNF) - Loạt doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh Đồng Nai đã nhận quyết định xử phạt do vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Thiếu cơ chế gắn 'nhãn xanh' cho vật liệu, khó phát triển công trình xanh
(VNF) - Theo các chuyên gia, bên trong một công trình xanh, việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường là một yêu cầu bắt buộc. Các vật liệu này phải đảm bảo các yếu tố như là tiêu tốn ít năng lượng, có nguồn gốc tự nhiên…
Hải Phòng: Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng đơn thuần
(VNF) - Trước những thách thức ngày càng lớn của biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường đã trở thành yêu cầu tất yếu của mọi quốc gia và từng địa phương. Với vị thế là trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn nhất khu vực phía Bắc, thành phố Hải Phòng xác định rõ định hướng phát triển xanh, bền vững, kiên quyết không đánh đổi môi trường để lấy tăng trưởng đơn thuần.
Bổ sung chế tài buộc phá dỡ công trình vi phạm môi trường?
(VNF) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đang đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
'Xanh hóa' bao bì: Chi phí lớn, công nghệ mới cần nhân lực trình độ cao
(VNF) - Theo các chuyên gia, mục tiêu Net Zero vào năm 2050 đã đặt ra yêu cầu cấp bách về chuyển đổi xanh trong sản xuất bao bì và trong sử dụng bao bì đối với các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp lại gặp nhiều thách thức khi triển khai ứng dụng bao bì nhãn sinh thái.
Sớm áp dụng quy chuẩn khí thải ô tô, xe máy tại Hà Nội và TP.HCM
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu cần nghiên cứu áp dụng nhanh hơn, sớm hơn quy chuẩn về khí thải ô tô, xe máy tại các đô thị ô nhiễm cao như Hà Nội và TP.HCM.
Khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng
(VNF) - Bộ Công Thương đề xuất hoàn thiện khung pháp lý, khuyến khích đẩy mạnh triển khai mô hình công ty tư vấn dịch vụ năng lượng; khuyến khích phát triển dịch vụ tư vấn năng lượng; bổ sung việc xây dựng cơ chế hỗ trợ và khuyến khích để hình thành hệ thống các công ty dịch vụ tư vấn năng lượng.
Hải Phòng sắp ban hành 'nghị quyết xanh', sớm thí điểm sàn giao dịch carbon
(VNF) - TP. Hải Phòng sẽ ban hành Nghị quyết về chuyển đổi xanh trong quý I/2025, làm cơ sở để các cấp, ngành, địa phương triển khai đồng bộ và hiệu quả.

