Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Sáng nay (27/4), Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm (sinh năm 1972, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank) cùng 7 đồng phạm về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 221, khoản 3, Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là vụ án thứ ba ông Thắm hầu tòa trong 3 năm qua.
Vụ án đầu tiên (giai đoạn 1) diễn ra năm 2017 và năm 2018, ông Thắm bị tuyên án chung thân về các tội: Tham ô tài sản, Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Vi phạm quy định về cho vay, Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 278, 280, 179, 165 Bộ Luật hình sự 1999).
Vụ án thứ hai diễn ra 3 tháng trước. Trong phiên xét xử vắng mặt, ông Thắm nhận thêm 15 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay, gây thiệt hại cho OceanBank 91 tỷ đồng.
Phiên tòa xét xử vụ án thứ ba lần này dự kiến diễn ra trong 3 ngày.
7 đồng phạm cùng tội danh với cựu Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm gồm: Lê Thị Thu Thủy (43 tuổi, cựu Phó tổng giám đốc OceanBank), Vũ Thị Thùy Dương và Đinh Thị Hồng Hương (cùng 40 tuổi, cựu Giám đốc và Phó giám đốc khối kế toán và giao dịch trong nước OceanBank), Trần Thị Thu Hồng (38 tuổi, cựu Trưởng phòng kế toán nội bộ), Đào Thị Nhài (42 tuổi, cựu Trưởng phòng PR – Khối Marketing và quan hệ công chúng OceanBank), Lê Thị Quyên (38 tuổi, cựu chuyên viên Phòng PR), Hoàng Văn Tuyến (45 tuổi, cựu kế toán trưởng Công ty Cổ phần tập đoàn Đại Dương).
Trong số này, hai bị cáo là Hà Văn Thắm và Lê Thị Thu Thủy đang chấp hành án tại trại giam (của bản án trước đó đã có hiệu lực pháp luật); 6 bị cáo còn lại được tại ngoại, bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
Trong vụ án, Hà Văn Thắm bị xác định là người đã ra chủ trương, phân công, chỉ đạo lãnh đạo OceanBank và các đối tác thuộc Tập đoàn Đại Dương phê duyệt, ký kết 44 hợp đồng khống/nâng khống, gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, sau một thời gian thực hiện tạm ứng chi tiền lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền với số tiền lớn, không còn nguồn tiền để hoàn ứng, Lê Thị Thu Thủy đã báo cáo Hà Văn Thắm tìm cách giải quyết.
Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Lê Thị Thu Thủy phối hợp với bộ phận PR, văn phòng và kế toán ký kết, hợp thức 44 hợp đồng (khống/nâng khống) với 19 đối tác trong và ngoài Tập đoàn Đại Dương với nội dung cung cấp thẻ gym, thuê biển quảng cáo, tổ chức hội nghị, in tờ rơi... có tổng giá trị là hơn 133,8 tỷ đồng.
OceanBank đã hạch toán kế toán qua các tài khoản VAT đầu vào, chi phí vật liệu khác; chi xuất bản tài liệu, tiếp thị quảng cáo, tiếp thị khuyến mại không có hóa đơn; chi phí hội nghị; chi phí giao dịch đối ngoại, chi phí thuê tài sản, thanh toán (chuyển khoản) vào tài khoản của các đối tác là 133 tỷ đồng.
Sau khi nhận tiền do OceanBank thanh toán, các đối tác đã chuyển trả lại cho OceanBank số tiền hơn 84 tỷ đồng để hoàn ứng chi lãi ngoài và chi lãi ngoài, hoàn ứng chi phí truyền thông, chi đối ngoại…
Số tiền các đối tác có thực hiện tại các hợp đồng là hơn 26,5 tỷ đồng, nộp thuế giá trị gia tăng là gần 11,5 tỷ đồng, chiếm hưởng là hơn 10,6 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát xác định số thuế giá trị gia tăng đã nộp cho phần giá trị thực làm là hơn 2,4 tỷ đồng; số thuế giá trị gia tăng đã nộp cho phần giá trị khống/nâng khống là hơn 9 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kết luận hành vi ký kết, hạch toán, thanh toán các hợp đồng khống/nâng khống của các bị cáo dẫn đến hậu quả là OceanBank phải hạch toán kế toán số tiền không có thật, gây thiệt hại cho OceanBank số tiền hơn 106 tỷ đồng.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.