Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Lợi nhuận ‘rơi tự do’
Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong năm 2023 sụt giảm khoảng 16%, đạt 9,2 tỷ USD sau khi đạt đỉnh vào năm 2022. Với mức thực hiện của năm 2023, ngành thuỷ sản đã không hoàn thành kế hoạch đề ra và rời khỏi nhóm có giá trị xuất khẩu trên chục tỷ USD.
2023 là một năm khó khăn với ngành thuỷ sản khi phải đối mặt với nhiều thách thức trong và ngoài nước như xung đột địa chính trị và lạm phát trên thế giới, cùng với đó là các vấn đề môi trường và rào cản thương mại ở trong nước.
Là thị trường tiêu thụ chính của ngành thuỷ sản Việt Nam, việc xuất khẩu gặp khó đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh doanh của phần nhiều doanh nghiệp thuỷ sản trong nước. Theo đó, một số doanh nghiệp ghi nhận mức lợi nhuận sụt giảm tới hàng chục phần trăm, một số khác thậm chí thua lỗ tới hàng trăm tỷ đồng.
“Nữ hoàng cá tra” Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (HoSE: VHC), doanh nghiệp top đầu của ngành thuỷ sản, ghi nhận lợi nhuận sau thuế giảm 52,8% so với mức thực hiện năm 2022, đạt hơn 949,6 tỷ đồng. Giá cá tra – sản phẩm chính của VHC liên tục giảm từ đầu năm 2023, đặc biệt là giá xuất khẩu sang Mỹ - thị trường trọng điểm của VHC.
Cũng trong mảng cá tra, Công ty cổ phần Nam Việt (HoSE: ANV) có lợi nhuận sụt giảm mạnh hơn ở mức 93,8%, đạt vỏn vẹn hơn 41 tỷ đồng so với các khoản lãi hàng trăm tỷ đồng ở những năm trước. Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Đa Quốc Gia (HoSE: IDI) giảm lãi sau thuế ở mức 84% so với cùng kỳ, đạt 87,8 tỷ đồng. Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai (HoSE: ASM) cũng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm mạnh ở mức 71,5%, đạt hơn 274 tỷ đồng.
Ở quy mô nhỏ hơn, 2 doanh nghiệp khác trong mảng cá tra là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Cửu Long An Giang (HoSE: ACL) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thuỷ sản Cần Thơ (UPCoM: CCA) cũng không tránh khỏi sụt giảm trong lợi nhuận. Theo đó, lãi sau thuế của ACL giảm tới 90% so với cùng kỳ, đạt 12 tỷ đồng. Lãi sau thuế của CCA sụt giảm ở mức 91,8%, đạt 3,6 tỷ đồng.
Tình hình của các doanh nghiệp mảng tôm có phần xấu hơn khi xuất hiện nhiều khoản thua lỗ lên tới trăm tỷ đồng. “Vua tôm” Minh Phú (Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú – UPCoM: MPC) báo lỗ sau thuế 105 tỷ đồng, thua xa so với khoản lãi sau thuế hơn 838 tỷ đồng trong năm 2022. Đây là một trong những năm hiếm hoi mà doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ trong suốt lịch sử hoạt động, cũng là khoản lỗ lớn nhất mà “vua tôm” từng ghi nhận.
Ở quy mô nhỏ hơn nhưng khoản lỗ lại có phần lớn hơn rất nhiều, Công ty Cổ phần Thuỷ sản 4 (UPCoM: TS4) với một trong những sản phẩm chính là tôm ghi nhận lỗ sau thuế tới gần 570 tỷ đồng trong năm 2023 do kinh doanh dưới giá vốn. Doanh thu chỉ đạt vỏn vẹn hơn 81 tỷ đồng, trong khi giá vốn lên tới gần 645 tỷ đồng.
Nhiều doanh nghiệp tôm khác cũng co hẹp mức lợi nhuận so với cùng kỳ như Công ty Cổ phần Camimex Group (HoSE: CMX) giảm 19%, đạt hơn 73 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (HoSE: FMC) giảm gần 6%, đạt 302 tỷ đồng.
Tổng công ty Thuỷ sản Việt Nam (UPCoM: SEA) và Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre (HoSE: ABT) là hai trong số ít doanh nghiệp thuỷ sản duy trì được mức lợi nhuận tương đương những năm trước. Trong đó lợi nhuận sau thuế của SEA chỉ giảm nhẹ 1,8%, đạt 229 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế của ABT gần như không biến động, đạt xấp xỉ 64 tỷ đồng.
Năm 2024: Khó khăn chưa dừng lại
Năm 2024, ngành thủy sản đặt mục tiêu thận trọng với tổng sản lượng thủy sản đạt 9,22 triệu tấn, tương đương thực hiện năm 2023, tuy nhiên thấp hơn mức mục tiêu của năm 2023; kim ngạch mục tiêu đạt 9,5 tỷ USD, tăng nhẹ 3% so với năm 2023, tuy nhiên vẫn giảm tới 13% so với mức đỉnh của năm 2022.
Cục Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, năm 2024 dự báo vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là việc Uỷ ban châu Âu (EC) vẫn duy trì ảnh báo thẻ vàng đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Ngoài ra, các khó khăn khác của ngành thuỷ sản đến từ nhu cầu nhập khẩu của các quốc gia trên thế giới chưa có dấu hiệu hồi phục, cùng với đó là sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thị trường khác và lượng tồn kho cao của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cũng dự báo nhiều khó khăn sẽ tiếp tục chi phối tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản trong năm 2024. Theo đó, VASEP cho rằng lạm phát ở các quốc gia lớn đã được kiềm chế, kinh tế thế giới đã thoát đáy, nhưng phục hồi chậm, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản.
Cùng với đó, xung đột Nga – Ukraine, giao tranh ở Trung Đông và các vấn đề địa chính trị khác trên thế giới sẽ làm xáo trộn thương mại toàn cầu trong đó có thủy sản. Theo VASEP, hệ lụy của các căng thẳng địa chính trị sẽ làm chi phí vận tải tăng, giá các sản phẩm đầu vào cho nuôi trồng, chế biến thủy sản tăng, đồng thời có thể gây ra cơn lốc lạm phát mới ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong năm 2024.
Ngoài ra, căng thẳng Biển Đỏ cũng là một trong những khó khăn của ngành thuỷ sản khi có thể làm suy yếu lợi nhuận của các doanh nghiệp xuất khẩu ngay trong quý I/2024.
Dù gặp nhiều khó khăn, VASEP vẫn dự báo ngành thuỷ sản sẽ hồi phục dần trong năm 2024, trong đó sẽ khả quan hơn vào giai đoạn nửa cuối năm. Với sự thích nghi, điều chỉnh theo bối cảnh thị trường, VASEP dự đoán các doanh nghiệp thuỷ sản sẽ giúp doanh số xuất khẩu của ngành hồi phục ở mức 9,5 – 10 tỷ USD.
Công ty Chứng khoán SSI dự báo lợi nhuận của ngành thuỷ sản sẽ tăng khoảng 20-30% trong năm 2024 (động lực chủ yếu đến từ nửa cuối năm) so với mức sụt giảm lợi nhuận khoảng 50-80% trong năm 2023.
SSI kỳ vọng sản lượng cá tra xuất khẩu sang châu Âu và Trung Quốc sẽ bù đắp một phần sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu sang Mỹ trong nửa đầu năm 2024. Nhu cầu tại Mỹ dự kiến phục hồi từ nửa cuối năm 2024 khi vào mùa cao điểm.
Đối với ngành tôm, SSI cho rằng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm trong nước sẽ tập trung vào các sản phẩm có giá trị gia tăng. Giá trị xuất khẩu được dự báo tăng theo tháng với tốc độ chậm. Theo SSI, trong số các nước xuất khẩu tôm hàng đầu, Việt Nam đứng thứ 4 tại thị trường Mỹ (sau Ấn Độ, Indonesia và Ecuador) và đứng số 1 tại Nhật Bản, do Việt Nam có lợi thế sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng với nguồn công nhân lành nghề sử dụng công nghệ xử lý tiên tiến. Trong khi Ecuador, Ấn Độ và Indonesia chủ yếu xuất khẩu tôm chưa qua chế biến với giá bán thấp.
SSI dự báo giá bán tôm bình quân có thể duy trì ổn định hoặc tăng nhẹ so với cùng kỳ trong năm 2024 do nhu cầu tiêu dùng phục hồi yếu và phải cạnh tranh với các thị trường khác có mức giá chiết khấu cao hơn.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.