Sau khi bị truy thu 84 tỷ tiền thuế, Nam Mê Kông lại chậm đóng BHXH

Nguyễn Kim - 01/08/2024 08:30 (GMT+7)

(VNF) - Tháng 5/2024, Cục thuế đã ban hành văn bản truy thu 84 tỷ đồng do hàng loạt tồn tại về thuế, cùng với đó, cuối tháng 6/2024, Tập đoàn Nam Mê Kông lại xuất hiện trong danh sách chậm đóng BHXH.

Chậm đóng BHXH

Trong danh sách chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN đến tháng 6/2024, Công ty cổ phần tập đoàn Nam Mê Kông chậm đóng BHXH 02 tháng, tổng số tiền chậm đóng là 313 triệu đồng.

Phối cảnh dự án La Celia City tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Nguồn: Internet)

Cùng với đó, Công ty liên kết là Công ty cổ phần Mekonghomes cũng chậm đóng BHXH 2 tháng, số tiền chậm đóng chỉ 32 triệu đồng. Được biết, Tập đoàn Nam Mê Kông có tỷ lệ góp vốn là 30% tại DN này.

Lợi nhuận tăng mạnh, hàng tồn kho hơn 2000 tỷ đồng

Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông mới công bố tình hình tài chính 6 tháng đầu năm 2024. Theo đó, Tập đoàn Nam Mê Kông ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 372 tỷ đồng, tăng 94% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, Nam Mê Kông ghi nhận lợi nhuận sau thuế ở mức 45,9 tỷ đồng, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2023.

Theo đó lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 411 đồng/cổ phiếu, cùng kỳ quý II/2023 là 222 đồng/ cổ phiếu.

Tại 31/3/2024, Nam Mê Kông sở hữu tổng tài sản lên đến 3.343 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm 2024. Trong đó phần lớn là hàng tồn kho lên đến 2.195 tỷ đồng, phải thu ngắn hạn 821 tỷ đồng.

Đáng chú ý, Nam Mê Kông hàng tồn kho hơn 2.000 tỷ đồng, chiếm 64% tổng tài sản công ty. Đây toàn bộ là chi phí sản xuất dở dang các dự án, bao gồm Khu dân cư Vinaconex 3 - Phổ Yên là 18 tỷ đồng, Dự án Khu đô thị Bảo Ninh 2 là 1.521 tỷ đồng; Dự án The Charms Bình Dương 475 tỷ đồng và các dự án khác.

Cùng với đó, Tập đoàn Nam Mê Kông ghi nhận nợ phải trả lên đến 1.777 tỷ đồng, chiếm 56% nguồn vốn. Trong đó, chiếm phần lớn là các khoản người mua trả tiền trước và phải trả người bán ngắn hạn.

Cụ thể, Nam Mê Kông phải trả nhà thầu thi công hơn 406 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm 2024. Cùng với đó, Công ty đã nhận tiền theo tiến độ dự án Khu đô thị Bảo Ninh 2 hơn 470 tỷ đồng. Thêm nữa, cuối quý II/2024, Nam Mê Kông ghi nhận khách hàng đặt cọc giữ chỗ các dự án bất động sản là 43 tỷ đồng, cùng với đó, phải trả công ty cổ phần Vina Invest là 518 tỷ đồng, trong khi đầu năm 2024 chỉ 65 tỷ đồng.

Tập đoàn Nam Mê Kông tiền thân là Công ty cổ phần Xây dựng số 3, được thành lập từ tháng 9/2002, lĩnh vực kinh doanh chính là kinh doanh bất động sản, cho thuê bất động sản (chợ) và xây dựng công trình. Chủ tịch Hội đồng quản trị là ông Kiều Xuân Nam.

Tập đoàn Nam Mê Kông có 2 công ty con và 2 công ty liên kết, bao gồm: Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Tân Mê Kông, Công ty TNHH Hoàng Kim Thái Nguyên, Công ty cổ phần Mekonghomes và Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Hữu Nghị.

Từng bị truy thu gần 84 tỷ đồng do nhiều tồn tại về thuế,

Tại Kết luận thanh tra thuế tháng 5/2024, Cục thuế thành phố Hà Nội chỉ ra nhiều tồn tại về thuế tại Công ty cổ phần Tập đoàn Nam Mê Kông (mã VC3). Theo đó, Cục thuế yêu cầu công ty nộp ngay số tiền truy thu thuế, tiền phạt vi phạm hành chính, tiền chậm nộp thuế với tổng số tiền gần 84 tỷ đồng.

Về thuế GTGT: công ty kê khai doanh thu, khấu trừ thuế GTGT đầu vào không đúng quy định. Cùng với đó, Tập đoàn Nam Mê Kông kê khai thiếu doanh thu từ hoạt động kinh doanh bất động sản.

Thêm nữa, trong năm 2021, năm 2022, đơn vị sử dụng 1 hoá đơn mua vào bất hợp pháp theo bản án số 115/2023/HS-ST ngày 29/12/2023 của Toà án nhân dân tỉnh Phú Thọ và 02 hoá đơn mua vào của doanh nghiệp có văn bản của Công an tỉnh Hưng Yên.

Cùng với đó, đoàn thanh tra đã phát hiện công ty kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào của 42 hoá đơn mua vào của doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh và không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh trước thời điểm cơ quan thuế phát hành thông báo, tổng giá trị là 10,3 tỷ đồng, số thuế GTGT khấu trừ là 277 triệu đồng.

Theo đó, thanh tra đề nghị truy thu hơn 66,6 tỷ đồng, bao gồm: thuế GTGT là 44 triệu đồng; thuế TNDN là 307 triệu đồng; Thuế GTGT kê sai tại Quảng Bình năm 2022 là 57,7 tỷ đồng; Thuế TNDN tạm nộp sai tạm Quảng Bình là 8,5 tỷ đồng.

Cùng với đó, Đoàn Thanh tra cũng đề nghị Cục trưởng Cục thuế thành phố Hà Nội xử phạt do hành vi kê khai sai hơn 11,6 tỷ đồng.

Tập đoàn Nam Mê Kông bị phải nộp tiền chậm phạt hơn 5,5 tỷ đồng do do hành vi chậm nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh bất động sản tại Quảng Bình.

Theo đó, tổng số tiền thuế truy thu, tiền phạt và tiền chậm nộp là 83,9 tỷ đồng. Bù trừ số tiền thuế GTGT đã nộp tại Quảng Bình là 56 tỷ đồng và tiền thuế TNDN tại Cục thuế Hà Nội là 7,6 tỷ đồng, số tiền Tập đoàn Nam Mê Kông còn phải nộp là 20,2 tỷ đồng.

Theo thông tin từ website, Tập đoàn Nam Mê Kông cho biết đã hoàn tất nộp toàn bộ nghĩa vụ thuế và nộp phạt vào tài khoản của Kho bạc nhà nước theo đúng quyết định thanh tra của Cục thuế TP. Hà Nội ban hành vào ngày 27/05/2024

Theo tài liệu của VietnamFinance, tại Quảng Bình, Nam Mê Kông là chủ đầu tư dự án Bảo Ninh 2 (tên thương mại là La Celia City) tọa lạc tại bán đảo Bảo Ninh, TP.Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, bên bờ sông Nhật Lệ với tổng vốn đầu tư hơn 5.500 tỷ đồng.

Theo thông tin từ Website, Công ty hiện đang triển khai dự án The Charms tại Bình Dương với quy mô 1,3 ha; Dự án La Celia City có quy mô 18,1 ha và Dự án tổ hợp Thương mại dịch vụ và Nhà ở Đồng Hới Complex có quy mô 5,8ha.

Nam Mê Kông cũng được viết đến với nhiều dự án như Dự án đầu tư xây dựng chợ Thương - Bắc Giang; Khu nhà ở Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội; Khu nhà số 5 Phan Đình Phùng, Thái Nguyên; Khu nhà ở Phường Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình và Khu Dân cư Vinaconex 3 Phổ Yên.

Theo ghi nhận của VietnamFinance, kết thúc phiên giao dịch ngày 30/7/2024, Mê Kông Group có giá đóng cửa là 27.600 đồng/cp.

Cùng chuyên mục
Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

Nhà xưởng của DN hoang tàn sau bão YAGI

(VNF) - Sau bão Yagi nhiều nhà xưởng, kho lưu trữ hàng hoá bị sập, tốc mái, bay tôn,... tại Khu công nghiệp Nam Đình Vũ của Tập đoàn Sao Đỏ, KCN Deep C.

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

Cảnh đổ nát chưa từng có tại thành phố Hạ Long sau bão Yagi

(VNF) - Một ngày sau khi bị bão Yagi quét qua, người dân Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) không còn nhận ra thành phố sầm uất nơi mình sinh sống bởi cảnh hoang tàn, đổ nát.

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

Tín dụng tìm đường tăng trưởng: Cũng chỉ trông chờ vào BĐS

(VNF) - Tín dụng đã phục hồi trở lại vào nửa đầu tháng 8, tuy nhiên, theo chuyên gia để đạt được mục tiêu tăng trưởng 15% trong nửa cuối năm là điều không dễ.

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

Cảnh tan hoang tại trung tâm lưu trữ hàng hoá của TTC AgriS sau bão Yagi

(VNF) - Cơn bão YAGI đổ bộ vào Hải Phòng và Quảng Ninh khiến trung tâm lưu trữ - phân phối hàng hoá của Công ty cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà trở nên tan hoang.

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

Trung ương hỗ trợ Quảng Ninh, Hải Phòng 200 tỷ khắc phục hậu quả bão

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo trước mắt hỗ trợ khoảng 100 tỷ đồng cho mỗi địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng để khắc phục hậu quả bão.

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

Một tỉnh miền Bắc thiệt hại 2.000 tỷ đồng do siêu bão Yagi

(VNF) - Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (Yagi), tỉnh Thái Bình ước tính tổng thiệt hại ban đầu khoảng 2.000 tỷ đồng.

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

Dồn lực vào XL7 hybrid, Suzuki Việt Nam toan tính gì?

(VNF) - Dồn lực cho mẫu Suzuki XL7 hybrid ở phân khúc MPV đa dụng, trong khi bỏ tại nhiều phân khúc khác khiến Suzuki đang tự “co hẹp” sự hiện diện trên thị trường.

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Hơn 20 tàu du lịch bị chìm ở đảo Tuần Châu, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Một chủ tàu du lịch ở Cảng quốc tế Tuần Châu (Quảng Ninh) có 6 chiếc bị chìm, ước tính thiệt hại khoảng 12 tỷ đồng. Riêng việc trục vớt đã phải chi mỗi chiếc 100 triệu

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

Người Việt chi 120 triệu USD nhập hải sản Na Uy về ăn

(VNF) - Con số này cho thấy Việt Nam là thị trường quan trọng đối với hải sản Na Uy, trong tình thế Na Uy đang phải đối mặt với nhiều thách thức ở các thị trường quốc tế khác

Lượng lớn VND được bơm ra, lãi suất hạ, USD giảm sâu

Lượng lớn VND được bơm ra, lãi suất hạ, USD giảm sâu

(VNF) - Kho bạc Nhà nước bơm lượng lớn VND; USD giảm sâu; Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất cho vay; tín dụng bất động sản tại TP.HCM tăng cao... là những điểm nhấn quan trọng trong tuần qua.