'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) sắp thoái toàn bộ phần vốn góp tại Công ty cổ phần Du lịch và Xúc tiến thương mại thông qua phiên bán đấu giá trọn lô 810.864 cổ phần (tương đương 45,03% vốn điều lệ) vào ngày 4/5 tới đây.
Phiên đấu giá được tổ chức tại Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt, chi nhánh Hà Nội - đơn vị tư vấn của phiên đấu giá này.
Giá khởi điểm mà SCIC đưa ra cho phiên đấu giá này là 80.000 đồng/cổ phần, cao gấp 8 lần mệnh giá, tương đương với việc nhà đầu tư muốn sở hữu lô cổ phần này sẽ phải chi ra gần 65 tỷ đồng.
Mặc dù Bản công bố thông tin do Công ty và đơn vị tư vấn đưa ra các phân tích SWOT, đánh giá triển vọng ngành, triển vọng Công ty,... nhưng không nêu rõ phương pháp định giá làm căn cứ ra giá khởi điểm 80.000 đồng/cổ phần.
Phải nói rõ, Công ty cổ phần Du lịch và Xúc tiến Thương mại tiền thân là Nhà khách 19 Phạm Đình Hổ, trực thuộc Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Công thương). Công ty có vốn điều lệ thực góp hơn 18 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn, nhà hàng và dịch vụ ăn uống…
Năm 2013, Bộ Công thương phê duyệt phương án cổ phần hóa và chuyển đổi Công ty TNHH MTV Du lịch và Xúc tiến thương mại sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Tại phiên IPO năm 2013, 1 nhà đầu tư đã vượt qua 35 nhà đầu tư còn lại để mua toàn bộ 778.200 cổ phần với giá 70.200 đồng/cổ phần, gấp 7 lần giá chào bán.
Đây là cơ sở mà giới đầu tư cho rằng, mức giá khởi điểm nói trên được đánh giá là dựa trên kết quả từ phiên IPO năm 2013 và đặc biệt là 3 khu đất có vị trí đắc địa trên địa bàn Hà Nội mà Công ty đang nắm quyền sử dụng.
Đáng chú ý là khu đất số 25-Ngọc Khánh (Hà Nội) với diện tích 2.766 m2, nhìn ra hồ Giảng Võ và gần sát với Triển lãm Giảng Võ (cũ). Khu đất này là nơi đặt trụ sở của Công ty và được sử dụng làm Khách sạn Thương mại với 58 trên 61 phòng có thể kinh doanh.
Một khu đất khác có diện tích 768,1 m2 tại số 216 Đội Cấn (Hà Nội) cũng thuộc sự quản lý của Công ty. Trong đó, 410 m2 đất sử dụng làm khách sạn, nhà hàng và 358,1 m2 nằm trong chỉ giới đường đỏ, sẽ bàn giao khi nhà nước thu hồi.
Mặc dù không sở hữu 2 khu đất trên, nhưng Công ty được Nhà nước cho thuê để sử dụng đến năm 2043.
Ngoài ra, Công ty còn có khu đất tại số 9 Trần Hưng Đạo (Hà Nội) với diện tích 255,9 m2. Khu đất đang thực hiện thủ tục làm hồ sơ thuê đất đối với khu đất này.
Thông tin trên có thể khiến giới đầu tư chờ đợi một phiên đấu giá kịch tính, với những mức giá chào mua cao ngất ngưởng, tương tự những phiên đấu giá các doanh nghiệp có lợi thế "đất vàng" như Thăng Long GTC, Khách sạn Kim Liên hay mới đây là Hapro…
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Đầu tư, phiên đấu giá của Công ty cổ phần Du lịch và Xúc tiến thương mại có sự khác biệt.
Cụ thể, trong danh sách cổ đông hiện tại, ngoài cổ đông SCIC đang nắm giữ 45,03%, bà Trần Thu Hồng, Tổng giám đốc đang nắm giữ tới 54,14%. Sôsố 0,83% cổ phần còn lại do 4 cá nhân khác nắm giữ.
Trong số thành viên HĐQT Công ty, có ông Đào Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT và ông Đào Chí Hiệp, Phó tổng giám đốc đồng thời là chồng và con của bà Trần Thu Hồng. Hai người này không sở hữu cổ phần nào tại Công ty. Thành viên HĐQT còn có ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó tổng giám đốc và bà Nguyễn Thị Thu, Kế toán trưởng là 2 đại diện phần vốn của SCIC. Như vậy, gia đình bà Hồng đang nắm giữ 3/5 ghế HĐQT.
Bên cạnh đó, tình hình kinh doanh trong những năm qua của Công ty khá bết bát. Theo bản công bố thông tin, doanh thu thuần năm 2016 là 13 tỷ đồng và năm 2017 là 12,4 tỷ đồng. Trong cơ cấu doanh thu năm 2017, 54% đến từ kinh doanh khách sạn, 23% từ dịch vụ nhà hàng và 23% từ hợp tác kinh doanh khai thác địa điểm.
Mặc dù mảng kinh doanh khách sạn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu doanh thu, nhưng phía Công ty cho biết, do hệ thống các phòng nghỉ tại khách sạn đã được xây dựng từ lâu, trang thiết bị lạc hậu không còn đáp ứng yêu cầu của khách hàng nên tỷ lệ đặt phòng chỉ chiếm 50% so với năng lực.
Dù gần như không sử dụng nợ vay, nhưng Công ty cho biết, chi phí giá vốn hàng bán cao hơn doanh thu thuần là nguyên nhân khiến Công ty liên tục thua lỗ trong những năm qua. Tính đến ngày 31/12/2017, vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ còn 17,2 tỷ đồng, giá trị sổ sách của một cổ phiếu ở mức 9.544 đồng/cổ phiếu, tổng tài sản của Công ty đạt 18,1 tỷ đồng.
Với việc đã có cổ đông sở hữu tỷ lệ tới 54,14% vốn điều lệ cùng tình hình kinh doanh kém hiệu quả, lợi thế "đất vàng" có lẽ sẽ chưa đủ hấp dẫn thu hút nhiều nhà đầu tư. Trong khi đó, với tỷ lệ nắm giữ cao, bà Trần Thu Hồng sẽ là người mong muốn lớn nhất được sở hữu nốt 45,03% cổ phần từ SCIC để toàn quyền quyết định với Công ty này.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.