Sẽ sửa Luật Đầu tư, Luật Điện lực mở đường cho tư nhân làm truyền tải điện?

Xuân Hải - 06/11/2019 21:24 (GMT+7)

(VNF) – Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết để giải quyết tình trạng quá tải lưới điện do sự phát triển quá nóng của điện mặt trời, về dài hạn, Bộ Công Thương sẽ báo cáo Quốc hội cho phép sửa đổi một số nội dung trong các luật, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Điện lực, để đa dạng hóa các nguồn đầu tư của xã hội vào phát triển hệ thống truyền tải điện.

VNF
Ảnh minh họa

Trả lời chất vấn Quốc hội chiều 6/11 về tình trạng quá tải lưới điện, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho rằng điểm nghẽn lớn nhất là sự hạn chế về nguồn lực của nhà nước và của EVN.

“Trong bối cảnh đó, việc thiếu những nguồn đầu tư, dưới những hình thức đầu tư cho phép của pháp luật, khiến việc giải tỏa công suất các dự án điện sẽ tiếp tục bị hạn chế”, ông Tuấn Anh nói.

Theo ông Tuấn Anh, trong dài hạn, để giải quyết tình trạng quá tải lưới điện, Bộ Công Thương sẽ “tham mưu, báo cáo với Chính phủ và báo cáo với Quốc hội cho phép sửa đổi một số nội dung trong các luật, trong đó có Luật Đầu tư và Luật Điện lực, để làm rõ ràng cơ chế mới, cho phép tiếp tục đa dạng hóa các nguồn đầu tư của xã hội vào phát triển hệ thống truyền tải điện, mà cụ thể là các đường dây truyền tải ở các cấp độ, kể cả đường dây 500kV”.

Trong trường hợp không sửa luật, ông Tuấn Anh đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra một văn bản hướng dẫn pháp luật để Bộ Công Thương vận dụng những quy chế trong Luật Đầu tư, Luật Điện lực, từ đó cho phép xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực truyền tải điện.

Ông Tuấn Anh nhấn mạnh việc xã hội hóa đầu tư không làm mất vai trò độc quyền của nhà nước trong lĩnh vực truyền tải điện, bởi việc này có thể áp dụng dưới hình thức BT.

Hiện, Tập đoàn Trung Nam đã có nghiên cứu báo cáo với Bộ Công Thương và các bộ, ngành để đề xuất đầu tư xây dựng đường dây 500kV.

Nói về trường hợp này, ông Tuấn Anh cho hay: “Căn cứ trên những hướng dẫn quy định của luật pháp, chúng tôi cũng đã thẩm định và báo cáo với Chính phủ về việc cho phép đưa đường dây 500kV này vào dự án phát điện mặt trời với tư cách một hợp phần”.

“Như vậy thì dự án có thể sẽ được xem xét phê duyệt để thực hiện”, người đứng đầu Bộ Công Thương nói.

Được biết, Tập đoàn Trung Nam đã đề xuất đầu tư ở Ninh Thuận một trạm 500kV cùng đoạn đường dây 500kV đấu nối vào Vĩnh Tân dài gần 30 km và sẵn sàng bàn giao miễn phí cho EVN.

Tuy vậy, việc cho phép một doanh nghiệp đầu tư hệ thống truyền tải điện không phải là chuyện đơn giản. Hồi tháng 10, tờ Đầu tư dẫn lời ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng Tái tạo (Bộ Công Thương) chỉ ra một loạt vấn đề của việc tư nhân đầu tư hệ thống truyền tải.

Một là Luật Điện lực quy định truyền tải là độc quyền nhà nước và hiện chi phí truyền tải chưa đến 100 đồng/kWh. Như vậy, khi tư nhân đầu tư truyền tải thì phải xác định phí truyền tải để bù đắp lại khoản đầu tư này và chắc chắn con số này sẽ không rẻ như mức 100 đồng/kWh hiện nay.

Vấn đề nữa là việc tham gia của bên thứ ba vào đường dây truyền tải này. “Khi có đường dây do một nhà đầu tư tư nhân làm thì một bên thứ ba muốn đấu nối vào đó sẽ xử lý thế nào, nếu nhà đầu tư đường dây nói là đã đầy tải, không đồng ý cho đấu nối?

“Ai sẽ là người chịu trách nhiệm điều phối trong việc dùng chung lưới điện truyền tải để bên thứ ba có thể phát điện tới người mua cuối cùng? Như vậy, sẽ dẫn tới lãng phí tài nguyên quốc gia trên bình diện chung”, ông Kim nói.

Cũng theo ông Kim, đúng là tư nhân làm thì sẽ nhanh hơn về mặt thủ tục, nhưng cuối cùng vẫn phải tính hết vào giá điện, mà giá điện thì nhà nước đang điều tiết nên không dễ tăng lên mạnh được.

Ngoài ra, cũng cần thấy rằng tư nhân phải thu được lợi ích thì mới sẵn sàng bỏ tiền ra đầu tư đường truyền tải.

“Tập đoàn Trung Nam có đề xuất đầu tư ở Ninh Thuận một trạm 500 kV cùng đoạn đường dây 500 kV đấu nối vào Vĩnh Tân dài gần 30 km và nói là sẵn sàng bàn giao miễn phí cho EVN. Nhưng đồng thời Tập đoàn Trung Nam cũng yêu cầu được bổ sung vào quy hoạch điện thêm khoảng 400 MW điện mặt trời của họ tại Ninh Thuận nữa. Vậy thì đường dây đó cũng chủ yếu xây phục vụ họ chứ không phải để cho tất cả cùng dùng.

“Chưa kể, Ninh Thuận đang quá tải về điện mặt trời và không có lưới truyền tải đi xa thì việc bổ sung thêm 400 MW cũng không dễ hấp thụ được”, ông Kim cho biết.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.