Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo dữ liệu được hãng tin Kommersant Daily của Nga thu thập, đồng NDT chiếm 42% tổng giao dịch ngoại tệ trên thị trường chứng khoán lớn nhất của Nga. Khối lượng giao dịch NDT tăng gấp 3 lần, lên 34.150 tỷ ruble (385 tỷ USD) trong năm 2023.
Đáng chú ý, năm 2022, giao dịch đồng NDT mới chỉ chiếm 13% tổng giao dịch trên sàn Moscow.
Trong khi đó, đồng USD chiếm 39,5% trong số các giao dịch trên Sàn chứng khoán Moscow, giảm từ mức hơn 63% vào năm 2022. Khối lượng giao dịch cũng giảm hơn 1/3, từ mức 49.900 tỷ ruble (560 tỷ USD) của năm 2022 xuống còn 32.490 tỷ ruble vào năm 2023.
Tình trạng này phản ánh sự thay đổi trong ưu tiên giao dịch ngoại tệ của Nga, đặc biệt sau khi chiến sự Ukraine nổ ra và phương Tây áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt nặng nề nhằm loại Moscow ra khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, thay vì cố kết nối lại với các quốc gia "không thân thiện", Điện Kremlin bắt đầu đẩy mạnh quá trình giảm sử dụng đồng bạc xanh, hay còn được gọi là "phi USD hóa", đồng thời tự tạo ra hệ thống kết nối tài chính thay cho hệ thống quốc tế SWIFT.
Vào tháng 12/2023, Điện Kremlin cho biết Nga và Trung Quốc gần như đã loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng đồng USD trong thương mại song phương. Trong khi Trung Quốc sử dụng đồng NDT để mua hàng hóa Nga, thì Moscow cũng tăng cường nhập khẩu thanh toán bằng NDT.
Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy thương mại hai chiều năm 2023 của Trung Quốc với Nga đạt kỷ lục 240 tỷ USD, tăng 26,3% so với một năm trước đó.
Trong khi đó, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và Iran cũng cố gắng sử dụng các loại tiền tệ không phải USD cho các giao dịch thương mại và các khoản vay quốc tế để làm suy yếu ảnh hưởng của phương Tây đối với nền kinh tế của họ.
Giao dịch phi tập trung của đồng dirham của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và đồng rupee của Ấn Độ cũng tăng trưởng đáng kể, mặc dù giao dịch trao đổi bằng các loại tiền tệ đó vẫn chưa được triển khai.
Đặc biệt, Trung Quốc đã rất tích cực trong nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT. Bắc Kinh đã ký kết các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ và cung cấp các khoản vay bằng đồng NDT.
Và nỗ lực "phi USD hóa" của Nga và Trung Quốc dường như đang phát huy tác dụng.
Cụ thể, vào tháng 11/2023, đồng NDT đã "vượt mặt" đồng Yên Nhật để trở thành đồng tiền được sử dụng nhiều thứ 4 trong thanh toán toàn cầu, tăng gấp đôi kể từ năm 2022 lên mức kỷ lục 4,61%.
Vào tháng 9/2023, đồng NDT cũng chiếm vị trí thứ 2 về tài chính thương mại toàn cầu, "lật đổ" đồng EUR của Liên minh châu Âu (EU). Điều này được cho là nhờ lãi suất thấp hơn của Bắc Kinh khiến cho việc tài trợ thương mại trở nên hợp lý hơn.
Xem thêm >> Trung Quốc tích cực cho vay bằng đồng NDT, tham vọng quốc tế hóa đồng nội tệ
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.