Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Vận may đến với đa phần các tỷ phú công nghệ trong năm vừa qua, 58% trong số họ chứng kiến khối tài sản của mình "sinh sôi" hàng ngày, chỉ có 13% là chưa thực sự may mắn. Tổng tài sản của 206 tỷ phú công nghệ lên tới 1,3 nghìn tỷ USD, tăng 30% so với năm ngoái.
Mỹ và Trung Quốc vẫn là "thiên đường" cho các tỷ phú công nghệ, tương ứng tỷ lệ tỷ phú công nghệ trong danh sách là 38% và 26%.
Năm nay đánh dấu năm đầu tiên có hai tỷ phú công nghệ Trung Quốc trong danh sách 20 người giàu nhất thế giới là Chủ tịch Tencent Ma Huateng (còn gọi là Pony Ma) đứng thứ 17 và chủ tịch Jack Ma đứng ở vị trí thứ 20 người giàu nhất. Nhìn chung, 8 trong số 20 người giàu nhất trên thế giới làm giàu trong lĩnh vực công nghệ cao.
Trong số 79 tỷ phú công nghệ người Mỹ, 55 người sống ở California, có 7 người không phải công dân Mỹ nhưng cũng coi California như ngôi nhà thứ hai của mình.
Số lượng "bóng hồng" trong danh sách tỷ phú công nghệ vẫn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 15 người, tuy nhiên vẫn tăng gấp 5 lần so với năm ngoái chỉ có 3 người. Người giàu nhất là nữ tỷ phú người Trung Quốc Zhou Qunfei, chủ tịch hãng sản xuất màn hình điện thoại thông minh Lens Technology ở Hồng Kông.
Những ông trùm trong danh sách công nghệ năm nay hầu như đã qua tuổi "tứ tuần", chỉ có 26 người dưới 40 tuổi. Có một điểm chung là 94% trong số các tỷ phú công nghệ đã tự tạo ra vận may của họ chứ không phải từ thừa kế.
Ông chủ của Amazon, Jeff Bezos là người giàu nhất trong danh sách tỷ phú công nghệ, cũng là người giàu nhất thế giới. Sự gia tăng ấn tượng 59% giá cổ phiếu của Amazon trong 12 tháng qua đã đẩy Bezos lên tầm cao mới, khiến ông trở thành tỷ phú giàu nhất từ trước tới nay với giá trị tài sản 112 tỷ USD. Tài sản của ông đã tăng lên đến 39,2 tỷ USD trong năm vừa qua.
Bước nhảy vọt này cũng là mức tăng lớn nhất trong vòng 31 năm qua theo nhận định của Forbes. Bezos sở hữu 16% cổ phần Amazon. Ông cũng thành lập và điều hành công ty hàng không Blue Origin và sở hữu tờ Washington Post.
Bill Gates, người giữ vị trí giàu nhất trên thế giới trong 18 năm qua, đã rớt xuống vị trí thứ hai trong danh sách năm nay với tài sản ròng 90 tỷ USD. Ông đã dành hơn 31 tỷ USD cho Quỹ The Bill & Melinda Gates để làm từ thiện. Bill Gates lần đầu tiên xuất hiện trên danh sách tỷ phú thế giới của Forbes vào năm 1988 với tài sản 1,4 tỷ USD.
Ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg là tỷ phú giàu thứ 3 trong danh sách tỷ phú công nghệ và là người giàu thứ 5 trên thế giới với tổng tài sản 71 tỷ USD. Cổ phiếu của Facebook tăng 32% trong năm ngoái, thêm 15 tỷ USD vào tài sản của ông trùm mạng xã hội Facebook.
Trong số những nhân tố mới của danh sách tỷ phú năm nay, có thêm hai người quốc tịch Nga là Andrey Andreev và Pavel Durov.
Andrey Andreev đã thành lập Badoo vào năm 2006; ngày nay nó là trang web hẹn hò trực tuyến lớn nhất thế giới với hơn 377 triệu người dùng bằng 47 ngôn ngữ trên 190 quốc gia. Ông cũng là cổ đông chính của Bumble, ứng dụng hẹn hò đang phát triển nhanh nhất nước Mỹ.
Pavel Durov, được biết đến với cái tên "Mark Zuckerberg của Nga", ông đã thành lập mạng xã hội Vkontakte của Nga vào năm 2007. Phần lớn tài sản của ông có được là nhờ Telegram Messenger, một ứng dụng nhắn tin mật mã mà ông sáng lập có hơn 100 triệu người dùng trên toàn thế giới.
Một vài cái tên ấn tượng khác có thể kể đến như Melih Abdulhayoglu của Thổ Nhĩ Kỳ với tài sản ròng 1,6 tỷ USD. Ông thành lập Comodo Group, một công ty an ninh mạng, một trong những công ty phát hành giấy chứng nhận SSL cho các trang web lớn nhất; anh đã mở công ty ở Anh vào năm 1998 trước khi chuyển sang New Jersey vào năm 2004.
Tỷ phú công nghệ người Hàn Quốc cũng là cái tên "mới toanh" trong danh sách năm nay với tài sản ròng vừa chạm ngưỡng 1 tỷ USD. Được biết đến là người tiên phong của công cụ tìm kiếm ở Hàn Quốc, ông là đồng sáng lập của Naver, cổng thông tin điện tử lớn nhất của Hàn Quốc.
Tỷ phủ 86 tuổi người Đài Loan Morris Chang là người lớn tuổi nhất trong danh sách sau khi chạy đua giá cổ phiếu của Taiwan Semiconductor Manufacturing (TSMC). Ông vốn là một nhân vật lão làng trong ngành công nghiệp chip. Vị tỷ phủ này có bằng bằng đại học và thạc sĩ từ MIT cũng như bằng Ph.D từ Stanford trước khi thành lập TSMC vào năm 1987.
Tỷ phú công nghệ trẻ nhất là đồng sáng lập của hãng Stripe, John Collison, với tài sản ròng 1 tỷ USD ở tuổi 28. Anh còn trẻ hơn người đồng sáng lập Snap là Evan Spiegel với tài sản ròng 4,1 tỷ USD.
Danh sách 10 tỷ phú công nghệ giàu nhất thế giới:
1/ Jeff Bezos (54 tuổi, ông chủ Amazon): Tài sản ròng 127,3 tỷ USD
2/ Bill Gate (62 tuổi, ông chủ Microsoft): Tài sản ròng $91,2 tỷ USD
3/ Mark Zukerberg (33 tuổi, ông chủ Facebook): Tài sản ròng 72,4 tỷ USD
4/ Larry Elison (73 tuổi, ông chủ Oracle): Tài sản ròng 62,5 tỷ USD
5/ Larry Page (44 tuổi, đồng sáng lập Google): Tài sản ròng 51 tỷ USD
6/ Sergey Brin (44 tuổi, đồng sáng lập Google): Tài sản ròng 49,6 tỷ USD
7/ Ma Huateng (46 tuổi, ông chủ Tencent Holdings): Tài sản ròng 46,5 tỷ USD
8/ Jack Ma (53 tuổi, ông chủ Alibaba): Tài sản ròng 46,5 tỷ USD
9/ Steve Ballmer (61 tuổi, cựu Giám đốc điều hành Microsoft): Tài sản ròng 40,1 tỷ USD
10/ Michael Dell (53 tuổi, ông chủ Dell computers): Tài sản ròng 24,4 tỷ USD
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.