Hơn 15.000 ngôi nhà ở Quảng Bình ngập do mưa lũ
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.
Như đã thông tin tại bài viết trước, liên danh Công ty Cổ phần Bất động sản Hano-vid, Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang đã chính thức trở thành nhà đầu tư của dự án khu đô thị Trà Quang Nam, thị trấn Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.
Công ty thứ nhất và là đại diện cho liên danh là Công ty Cổ phần Bất động sản Hano-vid (Hano-vid). Doanh nghiệp này được thành lập vào ngày 1/12/2010, có địa chỉ tại số 430 đường Cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội, từ nhiều năm nay đã trở nên “quen mặt” với thị trường Thủ đô khi phát triển dự án Goldsilk Complex (Vạn Phúc, Hà Đông). Người đại diện theo pháp luật kiêm tổng giám đốc của công ty là ông Nguyễn Thế Đạt.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy trong giai đoạn 2018 - 2020, Hano-vid đã có quá trình tăng vốn điều lệ rất mạnh mẽ. Cụ thể, năm 2018, công ty tăng vốn từ 320 tỷ đồng lên 771 tỷ đồng, tháng 4/2019 tăng tiếp lên 2.391 tỷ đồng và đúng 1 năm sau thì tăng lên 3.544 tỷ đồng.
Nhờ màn tăng vốn siêu nhanh (gấp gần 11 lần trong 3 năm), quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty đều gia tăng nhanh chóng.
Xét riêng giai đoạn 2016 – 2019, tài sản của công ty đã tăng 52%, từ 2.640 tỷ đồng lên 4.012 tỷ đồng. Đóng góp chính cho sự tăng trưởng của quy mô tài sản là sự gia tăng của vốn chủ sở hữu, từ 329 tỷ đồng lên 2.627 tỷ đồng, tương đương tăng gấp 8 lần.
Trong khi đó, nợ phải trả có bước thoái từ 2.310 tỷ đồng xuống 1.385 tỷ đồng, tương đương giảm 40%.
Diễn biến gia tăng vốn chủ sở hữu và đà đi xuống của nợ phải trả không chỉ giúp kéo hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu xuống thấp vào năm 2019, sau nhiều năm ở mức rất cao, mà còn giúp Hano-vid giải quyết được tình trạng nợ ngắn hạn vượt tài sản ngắn hạn vốn “đeo đẳng” suốt các năm 2016 – 2018.
Về tình hình kinh doanh, năm 2016, công ty ghi nhận doanh thu thuần 233 tỷ đồng. Năm 2017, doanh thu thuần tăng vọt lên 1.421 tỷ đồng do đây là năm bàn giao chủ yếu dự án Goldsilk Complex. Tới năm 2018, nguồn thu từ dự án không còn nhiều, doanh thu thuần quay trở lại mốc 233 tỷ đồng và tiếp tục giảm mạnh vào năm 2019, chỉ còn 21 tỷ đồng.
Lợi nhuận sau thuế có diễn biến tương ứng khi tăng mạnh từ 9,5 tỷ đồng (2016) lên 166,5 tỷ đồng (2017) rồi giảm xuống 19,7 tỷ đồng (2018) rồi 3,7 tỷ đồng (2019).
Những năm gần đây, Hano-vid làm ăn thuận lợi trông thấy. Tính từ 2019 tới nay, công ty này đã công bố trúng ít nhất 9 dự án đầu tư có sử dụng đất xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư. Trong đó, công ty trúng 7 dự án độc lập và 2 dự án liên danh với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển bất động sản TNR. Các dự án nằm ở nhiều tỉnh thành, từ Cao Bằng, Bắc Kạn, Yên Bái, Phú Thọ, đến Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đắk Nông.
Thành viên thứ hai trong liên danh trúng dự án Trà Nam Quang là Công ty Cổ phần Bất động sản Mỹ (Bất động sản Mỹ).
Công ty này được thành lập vào ngày 28/9/2007, tiền thân là Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa Đông – VID, có trụ sở tại số 47 đường Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Đây chính là pháp nhân thực hiện dự án Goldseason 47 Nguyễn Tuân trên nền đất nhà máy dệt Mùa Đông.
Người đại diện theo pháp luật của Bất động sản Mỹ là chủ tịch HĐQT Vũ Thùy Duyên.
Dữ liệu của VietnamFinance cho thấy vào năm 2015, Bất động sản Mỹ đã tăng vốn điều lệ từ 240 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng. Sau đó, vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 680 tỷ đồng. Đáng chú ý, đến tháng 3/2020, vốn điều lệ tăng rất mạnh lên 1.621 tỷ đồng. Và tới tháng 7/2021, vốn điều lệ của công ty đã cán mốc 2.021 tỷ đồng.
Danh sách cổ đông cá nhân của Bất động sản Mỹ ghi nhận 2 cái tên đã thoái vốn gồm: Nguyễn Thị Nguyệt Hường và Trần Kim Phương.
Về tình hình tài chính, giai đoạn 2016 – 2019, tổng tài sản của công ty thăng giáng khá mạnh, từ 4.121 tỷ đồng (2016) xuống 3.398 tỷ đồng (2017) rồi tăng mạnh lên 5.301 tỷ đồng (2018) trước khi quay đầu giảm sâu xuống 3.087 tỷ đồng (2019). Tính chung 4 năm, quy mô tài sản đã giảm hơn 1.000 tỷ đồng.
Biến động của tài sản nêu trên được gây ra chủ yếu bởi nợ phải trả. Trong cùng giai đoạn, nợ phải trả của công ty dao động trong biên độ hàng nghìn tỷ đồng. Cụ thể, năm 2016, nợ phải trả là 3.436 tỷ đồng, năm 2017 sụt giảm xuống 2.624 tỷ đồng, năm 2018 lại tăng vọt lên 4.343 tỷ đồng, năm 2019 lùi sâu xuống còn 1.910 tỷ đồng. Nhìn chung trong 4 năm, nợ phải trả đã giảm quy mô khoảng 1.300 tỷ đồng.
Trái ngược với nợ phải trả, vốn chủ sở hữu của công ty, nhờ quá trình tăng vốn mạnh mẽ, đã liên tiếp gia tăng trong giai đoạn trên, từ 685 tỷ đồng lên 1.177 tỷ đồng, tức tăng 72%.
Về tình hình kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2017, công ty không ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Phải tới năm 2018, doanh thu thuần mới đạt 871 tỷ đồng và năm 2019 là 2.501 tỷ đồng.
Lãi sau thuế các năm 2016 – 2019 lần lượt là: 369 triệu đồng, 88 tỷ đồng, 184 tỷ đồng và 207 tỷ
Thống kê cho thấy từ tháng 12/2019 đến tháng 12/2020, Bất động sản Mỹ đã công bố trúng ít nhất 6 dự án khu đô thị, trong đó có 1 dự án liên danh với Công ty Cổ phần May - Diêm Sài Gò – cũng là một thành viên trong hệ sinh thái của TNG Holdings.
Thành viên cuối cùng trong liên danh là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang.
Công ty này có tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Nam Quang, được thành lập vào ngày 6/5/2005. Trụ sở công ty đặt tại khu công nghiệp Nam Sách, phường Ái Quốc, thành phố Hải Dương. Người đại diện theo pháp luật là chủ tịch HĐQT Phạm Văn Lượng.
Dữ liệu cho thấy quy mô vốn điều lệ của công ty gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây. Cụ thể, vào năm 2019, vốn điều lệ của công ty đã tăng rất mạnh từ 150 tỷ đồng lên 1.350 tỷ đồng, sau đó tăng tiếp lên 1.415 tỷ đồng vào tháng 3/2020. Đến tháng 9/2020, vốn điều lệ của công ty đã cán mốc 2.015 tỷ đồng.
Tài liệu của VietnamFinance cho thấy, tính đến hết năm 2020, cơ cấu cổ đông cá nhân của Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang gồm: Nguyễn Thị Nguyệt Hường (20,61%), Trần Phi Hạnh (4,3%).
Về tài sản, trong giai đoạn 2016 – 2019, tổng tài sản của công ty đã giảm 15%, từ 4.698 tỷ đồng (năm 2016) xuống còn 3.978 tỷ đồng (năm 2019).
Nguyên nhân của sự suy giảm này là do nợ phải trả giảm mạnh, từ 4.467 tỷ đồng (2016) xuống 2.480 tỷ đồng (2019). Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tăng mạnh từ 231 tỷ đồng (2016) lên 1.498 tỷ đồng (2019).
Điểm đáng chú ý trong bức tranh tài chính của Công ty Nam Quang là hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn rất thấp, khi nợ ngắn hạn vượt xa tài sản ngắn hạn.
Cụ thể, năm 2016, nợ ngắn hạn là 4.084 tỷ đồng, tài sản ngắn hạn chỉ là 1.851 tỷ đồng. Các năm sau đó, số nợ ngắn hạn/tài sản ngắn hạn lần lượt là: 4.088 tỷ đồng/1.992 tỷ đồng, 3.612 tỷ đồng/1.463 tỷ đồng và 2.480 tỷ đồng/1.359 tỷ đồng.
Dù có quy mô tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng, song kết quả kinh doanh của Công ty Nam Quang lại khá khiêm tốn, thậm chí có xu hướng giảm.
Cụ thể, giai đoạn 2018 – 2019, doanh thu thuần của công ty giảm từ 164 tỷ đồng xuống 70 tỷ đồng. Cùng với đó, lợi nhuận sau thuế sụt giảm mạnh từ 47 tỷ đồng xuống còn vỏn vẹn 239 triệu đồng.
Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Nam Quang là nhà phát triển khu công nghiệp có tiếng với nhiều dự án như: khu công nghiệp Nam Sách (64,42ha), khu công nghiệp Phúc Điền (82,88ha), khu công nghiệp Tân Trường (198,06ha).
Vào tháng 3/2021, Nam Quang tiếp tục trở thành nhà đầu tư của khu công nghiệp Gia Lộc hơn 197ha với tổng vốn đầu tư hơn 2.062 tỷ đồng. Ngoài ra, Nam Quang cũng là nhà đầu tư của 2 khu dân cư Nam Sách và Nam Trường.
Gần đây nhất, Nam Quang đã trúng liên tiếp 2 dự án nhà ở có tổng vốn đầu tư khoảng 942 tỷ đồng tại tỉnh Phú Thọ. Đó là dự án khu nhà ở đô thị Cửa Hàng (8,1ha) và khu nhà ở đô thị Ba Cô (9ha), đều thuộc địa bàn thị trấn Thanh Thủy, huyện Thanh Thủy.
Bên cạnh đó, Nam Quang cũng góp mặt tại một loạt các dự án nhà ở như: dự án phát triển đô thị số 7A, phường Sông Hiến, thành phố Cao Bằng (quy mô 17,6ha, tổng vốn đầu tư 433,1 tỷ đồng); khu đô thị Long Vân 2 tại tỉnh Bình Định (quy mô 36ha, tổng vốn đầu tư 2.500 tỷ đồng); dự án khu dân cư đô thị Tây Bắc II, phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk.
(VNF) - Nước lũ dâng cao đang làm nhiều khu vực ở tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị bị chia cắt, buộc hàng nghìn hộ dân phải kê cao đồ đạc và di dời người cùng tài sản.