'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo phát ngôn viên của Lực lượng Vũ trụ Ann Stefanek, hợp đồng giữa SpaceX và Lực lượng Vũ trụ Mỹ có thời hạn trong một năm và được ký kết vào đầu tháng 9/2023, với giá trị lên tới 70 triệu USD.
Cụ thể, SpaceX sẽ cung cấp cho quân đội các thông tin liên lạc vệ tinh tuỳ chỉnh theo chương trình Starshield mới được phát triển của công ty. Bên cạnh đó, các quy trình đầu cuối (end-to-end) của Starshield thông qua vệ tinh Starlink, thiết bị đầu cuối người dùng, các thiết bị phụ trợ, quản lý mạng cũng nhiều dịch vụ liên quan khác cũng sẽ được phối hợp thực hiện.
SpaceX đã phải cạnh tranh với 15 công ty khác, bao gồm cả nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng Viasat, để giành được hợp đồng lần này.
Việc ký kết hợp tác cùng SpaceX là để phục vụ cho chương trình mới nhất của Lực lượng Vũ trụ Mỹ. Chiến dịch này sẽ khai thác toàn bộ các dịch vụ liên lạc của vệ tinh quay quanh trái đất với độ cao từ 160 – 1.600km.
Đến thời điểm hiện tại, SpaceX vẫn chưa cung cấp bất cứ thông tin chính thức nào cho truyền thông. Thế nhưng tỷ phú Musk đã nhắc đến trên nền tảng mạng xã hội X về việc công nghệ này được tạo ra để phục vụ cho chính phủ: “Starshield sẽ thuộc sở hữu của chính phủ Mỹ và do Lực lượng Vũ trụ, Bộ Quốc phòng Mỹ kiểm soát”.
Trước sự hợp tác về quốc phòng lần này giữa SpaceX và Lực lượng Vũ trụ Mỹ, có nhiều luồng ý kiến cho rằng cần thận trọng khi để một công ty tư nhân lấn sân quá sâu vào lĩnh vực an ninh quốc phòng của quốc gia.
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về sự sẵn lòng của SpaceX trong việc tuân theo thoả thuận. Khi có vấn đề xảy ra, lợi ích của họ sẽ là thứ được ưu tiên”, một quan chức nhận định. Sự bất an của nhiều thượng nghị sĩ xuất phát từ việc SpaceX đã từng vướng phải những lùm xùm trong quá trình diễn ra chiến sự Nga – Ukraine.
Trước đó, Starlink từng đóng vai trò then chốt đối với quân đội Ukraine trong chiến sự khi các trạm phát sóng dưới mặt đất đa phần đều bị hư hại. Nhờ Starlink, cả quân đội Ukraine và người dân đều duy trì được kết nối Internet ổn định.
Thế nhưng ngay sau đó, SpaceX đã quyết định cắt các dịch vụ đang cung cấp cho Ukraine với lý do ngăn chặn quân đội nước này vận hành máy bay không người lái. Sau hành động này, SpaceX đã bị chính phủ Ukraine lên án mạnh mẽ, trong khi tỷ phú Elon Musk vẫn giữ vững quyết định của mình: “Starlink là dùng để phục vụ người dân, không phải để tham gia chiến đấu”.
Starlink là hệ thống internet vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo thấp, mục tiêu là phục vụ những người dùng gặp ở khu vực khó kết nối với internet. Tỷ phú Elon Musk cũng từng bày tỏ mong muốn loại bỏ hết các vùng không được kết nối internet trên toàn thế giới thông qua dịch vụ này. Đến nay, SpaceX đã phóng hơn 3.000 vệ tinh Starlink vào không gian và sẽ còn tiếp tục tăng số lượng tới khi đạt được 40.000 vệ tinh như mục tiêu của ông Musk. Starshield thuộc nhóm dự án đặc biệt của SpaceX và được tập đoàn này công bố vào cuối năm ngoái như một biến thể quân sự của công nghệ vệ tinh Starlink. Theo công bố trên website của SpaceX, Starshield ra đời với nhiệm vụ tập trung quan sát trái đất, hỗ trợ liên lạc và quản lý tải trọng. Ông Michael Baylor, một kỹ sư phần mềm ở Cupertino chuyên theo dõi các vụ phóng tên lửa, nhận định Starshield có thể cung cấp hình ảnh về bất kỳ nơi nào trên Trái đất. “Tưởng tượng như khi ‘Lầu năm góc’ nói rằng họ muốn có bức ảnh về một địa điểm bất kỳ trên Trái đất, và chưa đầy 1 phút sau, bức ảnh đó xuất hiện trước mặt họ. Thậm chí công nghệ này còn có thể giúp ta giám sát một địa điểm gần như liên tục trong thời gian thực”, ông Baylor lấy ví dụ. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.