Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Cả hai đường ống dẫn khí từ Nga sang châu Âu là Dòng chảy phương Bắc 1 và Dòng chảy phương Bắc 2 đều lần lượt gặp sự cố giảm áp suất đột ngột, nghi do bị rò rỉ khí ra biển Baltic.
Theo nhà điều hành đường ống Nord Stream AG, công ty đã lập tức thông báo về sự cố cho các điểm tiếp nhận nhiên liệu và đang tích cực điều tra nguyên nhân. Mặc dù vậy, Cơ quan năng lượng Đan Mạch đã đưa ra thông báo về việc Dòng chảy phương Bắc 2 bị tụt áp suất do rò rỉ khí, đồng thời cảnh báo tàu thuyền tránh xa khu vực bị sự cố 5 hải lý.
Thông tin mới nhất về sự cố, được Trung tâm nghiên cứu địa chất Đức GFZ và quân đội Đan Mạch công bố mới đây, một máy đo địa chấn trên đảo Bornholm (Đan Mạch), gần nơi rò rỉ, đã hai lần ghi nhận các dấu hiệu giống như các vụ nổ vào ngày các đường ống dẫn khí Nord Stream 1 và 2 bị giảm áp suất đột ngột.
Theo hình ảnh và video được công bố, một khu vực sủi bọt khí khổng lồ trên bề mặt biển Baltic lần lượt xuất hiện vào khoảng 2:03 rạng sáng 26/9 và lúc 19h03 cùng ngày (giờ địa phương) từ ba lỗ rò rỉ ở các khu kinh tế của Thụy Điển và Đan Mạch ở phía bắc Ba Lan, có đường kính từ 200 - 1.000m.
“Không rõ điều gì đã gây ra các vụ nổ nhưng chúng là kết quả của các hành động có chủ ý", Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết. Bà nói: “Vẫn còn quá sớm để kết luận, nhưng đó là một tình huống lạ thường. Có ba điểm rò rỉ, và do đó thật khó để tưởng tượng rằng những gì xảy ra là một sự trùng hợp".
Trong khi đó, Người đồng cấp Ba Lan Mateusz Morawiecki gọi đó là "một hành động phá hoại"
Tại Nga, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng thông tin này là "rất đáng lo ngại" và khẳng định "đây là vấn đề liên quan đến an ninh năng lượng của toàn lục địa".
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết: “Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ các diễn biến và lưu ý tác động tiêu cực mà khí metan, thành phần lớn nhất của khí, có thể gây ra đối với môi trường”, tuy nhiên khẳng định "điều này vẫn chưa ảnh hưởng đến an ninh nguồn cung của chúng tôi".
Mới đây nhất, người đứng đầu EU Ursula von der Leyen cho biết rò rỉ là do "sự phá hoại", đe dọa "phản ứng mạnh nhất có thể" đối với bất kỳ sự cố ý làm gián đoạn cơ sở hạ tầng năng lượng của châu Âu.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 27/9, các nhà lãnh đạo từ Ba Lan, Na Uy và Đan Mạch đã tham dự một buổi lễ khai trương Đường ống Baltic mới từ Na Uy tới Ba Lan, được coi là một nỗ lực giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào khí đốt của Moscow.
Đường ống sẽ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ thềm Na Uy qua Đan Mạch và qua biển Baltic đến Ba Lan. Đây là trọng tâm trong chiến lược của Ba Lan nhằm đa dạng hóa nguồn cung khí đốt khỏi Nga, đặc biệt sau khi chiến sự Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2 gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu.
Các dòng chảy từ Na Uy cùng với nguồn cung cấp qua các nhà ga khí đốt hóa lỏng là trọng tâm trong kế hoạch của Ba Lan. Nước này đã bị cắt nguồn cung cấp khí đốt của Nga vào tháng 4 vì từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định: “Kỷ nguyên thống trị của Nga trong lĩnh vực khí đốt sắp kết thúc”.
Bộ trưởng Năng lượng Na Uy Terje Aasland cho biết đây là "một bước quan trọng trên con đường dẫn đến sự độc lập của châu Âu khỏi năng lượng của Nga".
Xem thêm >> Dòng chảy phương Bắc hư hại ‘chưa từng có’, ảnh hưởng năng lượng toàn châu lục
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.