'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Dù năm 2018, Chính phủ cùng Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia (ATGT QG), cùng các các Bộ ngành, địa phương đã đẩy mạnh tuyên truyền về an toàn giao thông. Nhưng dường như, ý thức người tham gia giao thông chưa được cải thiện.
Báo cáo của Uỷ ban ATGT QG cho thấy, năm 2018, toàn quốc xảy ra 18.736 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.248 người, bị thương 14.802 người.
So với năm 2017, số vụ TNGT năm nay giảm 9,2%; số người chết giảm chỉ có 13 người (vào khoảng 1,9%), số người bị thương giảm 8,3% và số người bị thương nhẹ giảm 20,8%.
Bình quân 1 ngày trong năm 2018, trên địa bàn cả nước xảy ra 50 vụ tai nạn giao thông, làm 23 người chết, 14 người bị thương và 25 người bị thương nhẹ. Điều đó cho thấy, TNGT năm 2018 có giảm nhưng không đáng kể.
Dù lo lắng về ATGT Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thể cũng phải thừa nhận: Tình hình TNGT còn diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông luôn rình rập xảy ra bất cứ lúc nào. Không ít vụ tai nạn xảy ra khiến nhiều người thương vong, hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Cần có cách làm khác để xử lý đến tận nguồn gốc.
Đáng chú ý, liên tiếp trong thời gian gần đây, tình trạng lái xe sử dụng ma tuý khi lái xe đã trở thành “hung thần” cướp đi mạng sống của nhiều người đi đường.
Điển hình nhất là vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng tại huyện Kim Thành – Hải Dương khiến 9 người tử vong do tài xế sử dụng ma túy, phê ma túy. Đại tá Trần Sơn - nguyên Phó phòng Hướng dẫn luật và điều tra, giải quyết TNGT Cục CSGT cho biết, thời gian dài qua, sức khỏe của tài xế bị buông lỏng.
"Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với các tài xế, trách nhiệm chủ xe đối với việc quản lý sức khỏe của tài xế chưa được thực hiện. Ngoài ra, đối với doanh nghiệp, vì lợi nhuận nên họ cũng buông lỏng quản lý tài xế, hoặc ép họ chạy quá giờ”
Từ trước đến nay, chủ doanh nghiệp có tài xế gây tai nạn chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự chứ không chịu trách nhiệm hình sự. Vì vậy, doanh nghiệp đều "phủi tay" rằng họ không biết tài xế sử dụng ma túy. Chế tài nhẹ là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng này gia tăng", ông Sơn nhấn mạnh.
Vụ tài xế sử dụng ma tuý gây tai nạn kinh hoàng tại Hải Dương
Ông Lê Trung Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Viện Nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) cho biết, cần thiết phải có chứng chỉ hành nghề đối với tài xế đường dài, đặc biệt là xe container.
Chứng chỉ hành nghề sẽ bảo đảm các yêu cầu về sức khỏe, lý lịch, tình trạng nhân thân… thông qua những chương trình kiểm tra cụ thể, chặt chẽ. Bên cạnh đó, cần có chế tài xử lý "mạnh tay" đối với các doanh nghiệp vận tải nếu phát hiện tài xế sử dụng ma túy và để tài xế nghiện ma túy gây tai nạn.
"Cần phải đưa vào quy định bắt buộc doanh nghiệo vận tải phải tự túc chi phí xét nghiệm sử dụng chất ma túy trong nước tiểu, định kỳ 1 năm kiểm tra, xét nghiệm 3 lần với các tài xế. Nếu doanh nghiệp nào có tài xế nghiện ma tuý, gây tai nạn, doanh nghiệp đó cũng phải chịu trách nhiệm", ông Tuấn kiến nghị.
TNGT – trách nhiệm không của riêng ai? Rõ ràng, trong bối cảnh hạ tầng không theo kịp sự bùng nổ về lượng ô tô nhập khẩu và hàng triệu xe máy cung ứng ra thị trường hàng năm thì áp lực cho giao thông đô thị và ATGT, TNGT là khó tránh khỏi. Điều này không phải là trách nhiệm riêng của ngành giao thông vận tải mà là của chung các Bộ ngành, địa phương các tỉnh, thành phố cần phải vào cuộc và coi TNGT là một vấn nạn quốc gia. Đã đến lúc cần phải quyết liệt, mạnh mẽ để tránh những cái chết thương tâm vì TNGT và không để những “hung thần” sau tay lái. |
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.