Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Liên quan tới đề xuất tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường với mặt hàng xăng dầu, trao đổi với PV Dân trí qua điện thoại, ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, dư luận phản ứng không phải việc này mà phản ứng là với việc sửa luật môi trường, điều chỉnh khung thuế".
"Sửa luật thì có ý kiến này kia. Còn đây là điều chỉnh trong khung luật thôi. Ở đây, Bộ trưởng Tài chính, thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để ký trình Nghị quyết, và vấn đề này trong thẩm quyền quyết định của Quốc hội", ông Thi cho biết.
Trước đó, hồi tháng 2, trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Phạm Đình Thi cũng từng khẳng định, đề xuất tăng thuế nói trên nhằm thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết của Bộ Chính trị về giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN) đảm bảo an toàn nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn bền vững, trong đó có giải pháp là cơ cấu lại nguồn thu NSNN.
Cũng theo vị này, đề xuất tăng thuế còn xuất phát từ thực tế hiện nay Việt Nam đã hội nhập sâu với thế giới, đã tham gia 11 FTA. Nhất là xăng, mức thuế cam kết trong WTO là nhập khẩu 40%, tuy nhiên mức thuế ưu đãi chỉ có 20%.
Mặt khác, theo vị này, giá xăng dầu của chúng ta hiện nay so với các nước có chung đường biên giới, các nước châu Á cũng như một số nước thế giới ở mức thấp. Theo xếp hạng 167 nước thì Việt Nam đứng thứ 45 từ thấp đến cao. Như vậy, giá bán lẻ của chúng ta thấp hơn 122 nước.
Ông Thi cũng cho biết thêm, có ý kiến đề nghị trong lúc khung thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội còn cho phép thì cần thiết Chính phủ điều chỉnh thuế này.
Như Dân trí đưa tin trước đó, theo tờ trình dự thảo Nghị quyết về biểu thuế bảo vệ môi trường mới nhất này vừa được gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, mức thuế đối bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng được Bộ Tài chính đề nghị mức kịch trần là 4.000 đồng mỗi lít, tăng 1.000 đồng so với hiện hành. Còn mặt hàng dầu là 2.000 đồng mỗi lít, tăng 1.100 - 1.700 đồng/lít so với mức hiện hành.
Để bảo lưu quan điểm đánh thuế cao của mình, tờ trình do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng ký cũng dẫn ra số liệu thống kê được Bộ lấy ý kiến rộng rãi trên Cổng thông điện tử của ngành. Cụ thể, trong tổng số 77 ý kiến tham gia góp ý thì có 19 ý kiến của các bộ ngành, 43 ý kiến của các địa phương, 5 ý kiến của các hiệp hội và doanh nghiệp, tổ chức khác.
Về cơ bản, theo Bộ Tài chính, các ý kiến đều nhất trí với sự cần thiết về nội dung của dự thảo. Trong đó, 47/77 ý kiến nhất trí hoàn toàn. Các ý kiến còn lại cũng được Bộ giải trình, tiếp thu…
Trao đổi với Dân trí trước đó, một chuyên gia kinh tế cho rằng: "Bộ Tài chính cần làm rõ những ý kiến đồng ý hay không đồng ý là đến từ những cơ quan nào? Dự thảo này có lấy ý kiến người dân không, các hiệp hội, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng không? Nếu có lấy ý kiến người dân thì tiếng nói của họ có đóng góp ra sao?"
Hầu hết những phản hồi của độc giả gửi về cho Dân trí tại thời điểm này đều phản đối đề xuất tăng thuế môi trường với mặt hàng xăng dầu lên “kịch trần” của Bộ Tài chính.
Trao đổi về vấn đề này, GS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát triển (ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội) từng nhấn mạnh: "Thực ra mà nói thì thời điểm này chưa nên tăng kịch trần thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu. Theo tôi chúng ta cần phải xem xét lại, cân nhắc lại bởi khi tăng thuế sẽ khiến xăng dầu tăng giá, kéo theo đó là nhiều thứ khác, dịch vụ khác cũng tăng giá".
"Hiện chúng ta mới chỉ sử dụng 1/3 thuế môi trường cho việc bảo vệ môi trường, còn lại dùng cho mục đích khác. Rõ ràng như thế khiến nhiều người không chấp nhận chuyện tăng thuế đó. Đã thuế môi trường phải sử dụng cho mục đích môi trường, còn lấy thuế môi trường để chuyển sang bù đắp thâm hụt khác là không thể chấp nhận được", ông Đào nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, một chuyên gia khác là ông Huỳnh Thế Du (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright) cũng cho rằng, việc tăng thuế thời điểm này sẽ làm người dân hiểu rằng ngân sách khó khăn, do chi tiêu không hiệu quả nên tăng thuế chứ không phải vì bảo vệ môi trường.
"Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại thì đề xuất tăng thuế này vấp phải sự phản đối rất lớn của dư luận bởi tâm lý người dân vốn đã rất bức xúc về thuế phí nặng nề. Trong khi đó, việc chi ngân sách cao lại kém hiệu quả", ông Huỳnh Thế Du nói.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.