Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại cho hay giá xăng dầu đang phải gánh quá nhiều loại thuế, phí và “trăm dâu đổ đầu tằm”. Một lít xăng hiện nay người dân phải trả gồm: thuế bảo vệ môi trường, thuế giá trị gia tăng 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế nhập khẩu bình quân gia quyền 9%. Như vậy, tổng tiền thuế người dân phải trả khoảng 7.000 đồng/lít.
Nếu tăng thêm thuế trên xăng dầu, chắc chắn nhiều mặt hàng tiêu dùng khác trong nước sẽ tăng theo bởi chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất sẽ tăng và người dân phải chịu tác động kép từ giá xăng, giá tiêu dùng… Trong khi đó, mức sống của người dân vẫn còn thấp so với mặt bằng các nước và thu nhập tăng không tương xứng.
Cùng chung quan điểm này, đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, tăng thuế bảo vệ môi trường lên các sản phẩm xăng, dầu với mức kịch khung chắc chắn sẽ tác động tới doanh nghiệp, đặc biệt là khối doanh nghiệp vận tải. Chi phí đầu vào (xăng, dầu) tăng, doanh nghiệp sẽ giảm sức cạnh tranh và ngành vận tải được xem là ngành chịu tác động mạnh mẽ nhất khi thuế, giá xăng tăng.
Giá xăng, dầu chiếm tới 40 - 45% trong cơ cấu giá thành kinh doanh vận tải. Do vậy, cùng với việc giá xăng liên tục tăng trong thời gian qua và nếu tăng thêm thuế bảo vệ môi trường lên xăng, dầu, nhiều doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Ông Bùi Danh Liên, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội, cho rằng doanh nghiệp kinh doanh vận tải đang gánh mức giá xăng tăng cao nhưng vẫn cố gắng giữ giá dịch vụ để cạnh tranh. Nay nếu áp thêm thuế 1.000 đồng/lít, tương đương 5 - 7%, chắc chắn ngành vận tải sẽ gặp khó và có thể buộc phải tăng giá cước.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng với các nước, việc cắt giảm các hàng rào thuế quan thương mại là điều kiện bắt buộc khi Việt Nam ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương hay đa phương. Điều này khiến nguồn thu từ các hoạt động xuất nhập khẩu trong dự toán ngân sách được điều chỉnh giảm.
Nhiều chuyên gia cũng thống nhất với quan điểm sẽ phải tăng các khoản thu nội địa như thuế thu nhập cá nhân, thuế bảo vệ môi trường, nhà đất… để bù đắp cho sự suy giảm tỷ trọng thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu và từ dầu thô.
Đồng tình với việc tăng thuế bảo vệ môi trường, Hiệp hội Xăng dầu cho hay mức tăng thuế là phù hợp với nền kinh tế Việt Nam nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước, đảm bảo an ninh năng lượng và bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, bất cứ hành động nào làm tăng chi phí cho doanh nghiệp là không nên làm. Nếu như đề xuất thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu thì phần chi này phải chi cho bảo vệ môi trường, phát triển ngành nghề bảo vệ môi trường như năng lượng tái tạo.
“Thu không phải để dùng vào ngân sách chung mà dùng nó tạo ra những sản phẩm, ngành nghề mới, công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường. Làm được như vậy, người tiêu dùng sẵn sàng trả khoản tiền đó vì ai cũng biết mình được lợi gì. Các nước đều làm như vậy và người dân không thể tiết giảm sử dụng xăng dầu cũng như mức tiêu thụ xăng dầu. Chúng ta không đầu tư thêm để cải thiện chất lượng môi trường mà rõ ràng chỉ là chỉ tăng thu”, ông Cung nói.
TS Vũ Sỹ Cường, chuyên gia kinh tế, băn khoăn: "Tăng thu, nhưng quan trọng là tính minh bạch và chi như thế nào, bảo vệ môi trường như thế nào. Nếu buộc phải thu thì cũng phải làm rõ và khi tăng các khoản thu cũng phải giải trình rõ. Nếu minh bạch và có trách nhiệm giải trình thì người dân sẽ ủng hộ”.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tình hình thu chi ngân sách nhà nước quý I, tổng thu ngân sách tính đến ngày 15/03/2018 ước đạt 216,7 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, tổng chi ước đạt 229,1 nghìn tỷ đồng, bằng 16,5% dự toán năm; trong đó, chi thường xuyên bằng 173,2 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 75,6% tổng chi.
Nguồn nội lực cho phát triển kinh tế dài hạn là chi đầu tư phát triển chỉ chiếm 14,2% tổng chi ngân sách. Điều này cho thấy quy trình phân bổ dự toán chi tiêu đầu tư công vẫn còn rất chậm và thực trạng này tiếp tục phản ánh sự thiếu cân bằng của tổng chi ngân sách.
Theo TS Nguyễn Đức Thành, để đảm bảo cân đối thu chi cần cải thiện nguồn thu thông qua tăng hiệu quả thu trên các loại thuế đã có và thuế suất hiện thời, thay vì vội vã áp thêm các loại thuế mới hoặc tăng thuế suất. Việc này cần có sự cải cách ngay trong nội bộ ngành thuế và giải pháp là duy trì nỗ lực kiểm soát chi tiêu ngân sách, đặc biệt là chi thường xuyên.
Mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng được đề nghị tăng từ 3.000 đồng/lít lên mức trần 4.000 đồng/lít, tăng 1.000 đồng/lít; dầu diesel tăng từ 1.500 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 500 đồng/lít; dầu hỏa tăng từ 300 đồng/lít lên mức trần 2.000 đồng/lít, tăng 1.700 đồng/lít. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế đề nghị tăng từ 40.000 đồng/kg lên mức trần 50.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg…
Theo đề xuất điều chỉnh nêu trên, tổng số thu thuế bảo vệ môi trường dự kiến khoảng 57.612 tỷ đồng/năm, tăng khoảng 15.189 tỷ đồng/năm. Qua đó, góp phần tạo thêm nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có các nhiệm vụ chi cho bảo vệ môi trường.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.