Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Trong đợt phát hành lần này, ngân hàng Standard Chartered Việt Nam (SCB Việt Nam) đóng vai trò đại lý phát hành. Đây là lần phát hành trái phiếu đầu tiên của The PAN Group.
Đợt trái phiếu trị giá 1.135 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Tập đoàn PAN có lãi suất cố định ở mức 6.8%/năm và kỳ hạn 5 năm.
Trước đó, ngày 5/9/2018, Công ty đã công bố Nghị quyết Hội đồng Quản trị thông qua phương án phát hành trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu và số lượng phát hành tối đa 1.135 trái phiếu. Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo lãnh và không phải nợ thứ cấp của công ty.
Được biết lượng vốn thu về từ đợt phát hành trái phiếu này sẽ được Tập đoàn sử dụng cho mục đích chung trong hoạt động kinh doanh thực phẩm đóng gói, bao gồm việc mua bán sáp nhập, đầu tư tài sản cố định, và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.
Bà Nguyễn Thị Trà My, Tổng Giám đốc Tập đoàn nói "đây là một dấu mốc quan trọng đối với Tập đoàn khi cho phép PAN đa dạng hóa nguồn vốn và cơ cấu nhà đầu tư cũng như cố định được mức lãi suất vay trung dài hạn".
PAN là đơn vị phát hành trái phiếu doanh nghiệp mới nhất tham gia vào thị trường trái phiếu bằng VND. Việc phát hành trái phiếu PAN cũng là lần thứ tư SCB Việt Nam hoạt động với vai trò đại lý phát hành trái phiếu tiền đồng có bảo lãnh thanh toán.
Về CGIF, quỹ hiện có hoạt động chủ yếu là bảo lãnh cho doanh nghiệp trong khu vực phát hành trái phiếu. Các trái chủ sẽ được nhận bảo lãnh với các điều khoản không thể thay đổi và vô điều kiện. Do đó, các tiêu chuẩn với tổ chức phát hành được đặt ra khá khắt khe. Các doanh nghiệp phải được xếp hạng đầu tư thấp nhất là BBB- theo xếp hạng trong nước, không hoạt động sản xuất trong danh mục cấm, đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường và an toàn xã hội...
Giao dịch này đánh dấu lần bảo lãnh thứ 22 của CGIF. Cho đến nay, CGIF đã bảo lãnh thành công cho trái phiếu phát hành bằng 5 loại tiền tệ của ASEAN, bao gồm Đồng Rupiah Indonesia, Đô la Singapore, Đồng Bạt Thái, Đồng Việt Nam và Đồng Peso Phillippines. Sự hợp tác với PAN cũng đánh dấu lần đầu tiên CGIF đưa ra bảo lãnh thanh toán đối với một doanh nghiệp hoạt động nông nghiệp ở khu vực châu Á.
Kết thúc quý II/2018, tập đoàn PAN ghi nhận ghi nhận doanh thu hợp nhất vượt 3.546 tỷ đồng, tăng 136% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế gấp đôi cùng kỳ, đạt gần 204,7 tỷ đồng. Riêng lãi ròng của cổ đông công ty mẹ ghi nhận 113,4 tỷ đồng, tăng 66%. EPS 6 tháng đạt 945 đồng. Việc có thêm nguồn lực từ lần huy động vốn này được cho là sẽ tạo đà tăng trưởng mạnh mẽ cho PAN trong thời gian tới.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.