Thai Airways (THAI) đã chính thức nộp đơn xin phá sản tại Tòa án Phá sản Trung ương Thái Lan sau khi các khoản nợ tồn đọng của hãng lên tới 200 tỷ baht, với 30% là nợ trong nước.
Việc nộp đơn được đưa ra sau nghị quyết của nội các vào ngày 19/5 rằng THAI phải trải qua quá trình tái cơ cấu dưới sự giám sát của tòa án để có thể tiếp tục kinh doanh. Dự kiến, tòa án sẽ phê duyệt yêu cầu phá sản của hãng bay này.
Việc nộp đơn xin phá sản là hành động tiếp theo trong việc thay đổi hoạt động của THAI, ngay sau việc bổ nhiệm 4 thành viên mới vào hội đồng quản trị.
Ngày 23/5, Bộ Tài chính Thái Lan đã bán hết 3,17% cổ phần cho Quỹ Vayupak 1, khiến THAI mất tư cách doanh nghiệp nhà nước. Các khoản nợ tồn đọng của hãng lên tới 200 tỷ baht, với 30% là nợ trong nước.
Tổng tài sản của Thai Airways vào khoảng 257 tỷ baht (tương đương 8,1 tỷ USD), nợ phải trả lên đến 245 tỷ baht (7,7 tỷ USD) tính đến cuối năm ngoái. Nợ bao gồm 74,1 tỷ baht (2,3 tỷ USD) trái phiếu, 46,5 tỷ baht (1,45 tỷ USD) nợ tài chính và 23,3 tỷ baht (730 triệu USD) vay dài hạn.
Kể từ năm 2013, Thai Airways liên tục báo lỗ doanh thu hàng năm. Dịch Covid-19 được là "chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài" đối với hãng hàng không vốn đã kiệt quệ trong nhiều năm qua.
Trước đó, việc cho phép Thai Airways International (THAI) nộp đơn bảo hộ phá sản được đưa ra như một giải pháp đang được xem xét nhằm tái gây dựng hãng hàng không quốc gia Thái Lan.
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan, ông Uttama Savanayana nói quá trình này có thể bắt đầu nếu nhận được sự phê duyệt kế hoạch của Ủy ban Chính sách Doanh nghiệp Thái Lan và nội các, hoặc thông qua phán quyết của Tòa án Phá sản.
"Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải sẽ giám sát Thai Airways vì đây là doanh nghiệp nhà nước. Chúng tôi đã thảo luận về việc xây dựng kế hoạch phục hồi, nhưng tất cả còn phụ thuộc vào quyết định của nội các. Chính phủ sẽ chọn giải pháp tốt nhất cho Thai Airways cũng như các bên liên quan", ông Uttama nói.
Theo hồ sơ của Sở giao dịch chứng khoán Thái Lan, THAI đã lỗ ròng 2,11 tỷ baht trong năm 2017, số lỗ này đã tăng vọt lên 11,6 tỷ trong năm 2018 và 12 tỷ baht vào năm 2019.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone