Thủ tướng yêu cầu giải ngân 100% vốn đầu tư công năm 2025
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).
Ngày 6/6, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định phê duyệt Đề án “Tổng thể công tác quản lý chất thải rắn xây dựng (CTRXD) trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2030”, với mục tiêu bắt buộc 100% công trình xây dựng sử dụng vốn ngân sách phải áp dụng vật liệu tái chế từ CTRXD.
Theo Đề án, đến năm 2030, thành phố đặt mục tiêu thu gom và xử lý 90% tổng lượng CTRXD phát sinh tại các đô thị, trong đó 60% được tái chế hoặc tái sử dụng thành các sản phẩm, vật liệu tái chế bằng công nghệ phù hợp.
Đáng chú ý, Hà Nội sẽ bắt buộc tất cả các công trình sử dụng vốn ngân sách phải sử dụng vật liệu xây dựng được tái chế từ CTRXD nhằm thay thế vật liệu khai thác từ tài nguyên thiên nhiên. Việc triển khai sẽ bắt đầu từ năm 2025 và thực hiện đồng bộ đến năm 2030. Thành phố cũng khuyến khích các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách thực hiện tiêu chí này.
Để thực hiện mục tiêu, UBND TP yêu cầu các cấp chính quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách và hệ thống pháp luật liên quan đến quản lý CTRXD; xây dựng mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý CTRXD phù hợp với điều kiện thực tế tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, Hà Nội tiếp tục xử lý CTRXD tại các khu vực đã triển khai như khu 6,5 ha nút giao Pháp Vân – Cầu Giẽ và bãi chôn lấp Nguyên Khê (Đông Anh).
Trong giai đoạn đến năm 2030, thành phố sẽ tiếp tục duy trì hoạt động tại các cơ sở hiện có và đầu tư thêm các dự án xử lý, tái chế mới nhằm nâng tổng công suất xử lý CTRXD lên khoảng 4.180 – 4.780 tấn/ngày, đáp ứng lượng chất thải phát sinh dự báo khoảng 3.400 tấn/ngày theo quy hoạch.
Đề án cũng yêu cầu các chủ đầu tư công trình ưu tiên xử lý chất thải xây dựng phát sinh ngay tại chỗ và sử dụng đất hữu cơ bóc tách từ tầng canh tác nông nghiệp để phục vụ các dự án trồng cây xanh, thảm cỏ. Ngoài ra, trong các gói thầu xây dựng, thành phố sẽ đưa tiêu chí ưu tiên sử dụng vật liệu tái chế vào quy trình lựa chọn nhà thầu.
Đây được xem là bước đi mạnh mẽ của Hà Nội nhằm hướng tới phát triển bền vững, giảm áp lực môi trường từ hoạt động xây dựng và tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên thông qua thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực xây dựng.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu quyết tâm giải ngân 100% vốn đầu tư công trong năm 2025 (mục tiêu trước đây là 95%).
CEO Apple Tim Cook vừa tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng mục tiêu dài hạn của Apple là không phải sử dụng bất kỳ nguồn vật liệu nào trên Trái đất để sản xuất iPhone.
(VNF) - Để các khu công nghiệp (KCN) thực sự "xanh" và hội nhập vào nền kinh tế xanh, cần gỡ nút thắt và thúc đẩy mạnh mẽ dòng tín dụng xanh.
(VNF) - Lượng khí thải nhà kính từ các công ty công nghệ lớn trên toàn cầu đã tăng 150% trong giai đoạn 2020-2023. Sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo và hoạt động của các trung tâm dữ liệu là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng này, với các tên tuổi lớn như Amazon, Microsoft, Meta và Alphabet ghi nhận mức tăng đáng kể.
(VNF) - Chi tiêu cho năng lượng sạch tăng mạnh đẩy tổng đầu tư năng lượng toàn cầu năm 2025 lên mức kỷ lục 3.300 tỷ USD, với Trung Quốc dẫn đầu xu hướng chuyển dịch.
(VNF) - Việc Việt Nam cùng lúc theo đuổi hai mục tiêu là tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và cam kết trung hòa carbon vào năm 2050 đang tạo ra một bài toán đầy thách thức cho ngành năng lượng. Để vừa thúc đẩy phát triển, vừa đảm bảo bền vững môi trường, ngành điện buộc phải tìm được lời giải hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn đảm bảo cam kết Net Zero.
(VNF) - Việt Nam vừa xuất khẩu lô gạo phát thải thấp đầu tiên sang Nhật Bản, đánh dấu bước khởi đầu cho hành trình đưa gạo “xanh” ra thị trường quốc tế. Lô hàng thuộc giống Japonica, sản xuất theo Đề án 1 triệu ha, mang nhãn hiệu “Gạo Việt xanh phát thải thấp”.
(VNF) - Tập đoàn Thái Lan SCG vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với nhiều tín hiệu tích cực, cho thấy sự phục hồi rõ nét sau giai đoạn biến động thương mại toàn cầu. Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong chiến lược phát triển bền vững và mở rộng thị trường của tập đoàn.
(VNF) - Theo chuyên gia Bùi Thị Mến, trong hành trình hướng đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, chính sách thuế – đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp – cần được tái cấu trúc để trở thành công cụ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ sạch.
(VNF) - Chuyển đổi sang mô hình phát triển xanh và phát thải thấp là xu thế tất yếu toàn cầu nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ tại COP26 với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong lộ trình này, tài chính xanh đóng vai trò then chốt, đặc biệt là sự tham gia của khu vực tư nhân – nguồn lực được kỳ vọng chiếm tới 70% tổng vốn đầu tư xanh.
(VNF) - Việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế là cần thiết để Việt Nam thúc đẩy thị trường tài chính xanh phát triển đồng bộ, tạo nguồn lực dài hạn cho quá trình chuyển đổi xanh của nền kinh tế.
(VNF) - Mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net-Zero) đã trở thành cam kết quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Để hiện thực hóa mục tiêu này, tài chính xanh được xem là yếu tố then chốt nhằm huy động và định hướng dòng vốn vào các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và thúc đẩy phát triển bền vững.