Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Jamal Khashoggi, nhà báo thường xuyên chỉ trích chính quyền và giới lãnh đạo Arab Saudi, bị bắt ngay lập tức sau khi bước vào lãnh sự quán Arab Saudi ở Istanbul hôm 2/10, Reuters hôm nay dẫn nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cho biết.
Nhóm người bắt Khashoggi là 15 nhân viên an ninh và tình báo Arab Saudi đến lãnh sự quán bằng hai máy bay tư nhân chỉ vài giờ trước đó. Theo nguồn tin từ một quan chức cấp cao Arab, sau khi Khashoggi bị bắt, Saud al-Qahtani, trợ lý hàng đầu của Thái tử Mohammed bin Salman, thực hiện cuộc gọi trực tuyến qua Skype tới căn phòng giam giữ Khashoggi tại lãnh sự quán.
Qahtani bắt đầu thóa mạ Khashoggi và bị nhà báo này đáp trả. Tuy nhiên, Khashoggi không thể kháng cự trước các nhân viên an ninh và tình báo hàng đầu Arab Saudi.
Qahtani sau đó chỉ thị cho nhóm đặc vụ "xử lý" Khashoggi và "mang đầu về đây cho tôi", nguồn tin nói. Không rõ liệu Qahtani có theo dõi toàn bộ quá trình Khashoggi bị sát hại qua Skype hay không. Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đưa tin Khashoggi bị tra tấn bằng cách cắt đứt các ngón tay và sau đó bị chặt đầu.
Các nguồn tin từ Thổ Nhĩ Kỳ và Arab đều khẳng định dữ liệu về cuộc gọi Skype trên hiện thuộc sở hữu của Tổng thống Tayyip Erdogan và ông từ chối chuyển giao bằng chứng quan trọng này cho Mỹ. Erdogan hôm nay dự kiến phát biểu trước quốc hội nhằm tổng hợp kết quả điều tra và bằng chứng của cảnh sát, cũng như các thông tin được ông mô tả là "sự thật trần trụi" trong vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại.
Trước sức ép của Mỹ và các nước phương Tây nhằm yêu cầu làm rõ vụ nhà báo bị giết, Arab Saudi đã sa thải Qahtani và 4 quan chức khác. Quan chức Arab khẳng định Qahtani đã bị giam nhưng ông này vẫn tiếp tục đăng Twitter, khiến nhiều người tin rằng trợ lý này không bị bắt.
Vai trò và sức ảnh hưởng quá lớn của Qahtani trong nhóm tùy tùng của Thái tử Mohammed cũng đặt ra những câu hỏi về sự liên quan của Thái tử đến vụ giết Khashoggi. Bản thân Qahtani từng nói ông sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì nếu không có sự chấp thuận của Thái tử. "Bạn nghĩ rằng tôi quyết định mà không có chỉ thị sao? Tôi là một người làm thuê và một người thi hành trung thành các mệnh lệnh của Quốc vương và Thái tử", Qahtani đăng trên Twitter năm ngoái.
Khi cuộc khủng hoảng ngoại giao vì sự biến mất của Khashoggi tăng lên trong ba tuần qua, Arab Saudi đã thay đổi giọng điệu về số phận của nhà báo này. Riyadh ban đầu phủ nhận Khashoggi đã chết, sau đó nói rằng ông chết trong một cuộc ẩu đả tại lãnh sự quán và bây giờ xác nhận nhà báo tử vong vì một đòn khóa cổ khi các đặc vụ tìm cách khống chế ông. Một quan chức Arab hôm 20/10 khẳng định Thái tử Mohammed không biết về hoạt động dẫn đến cái chết của Khashoggi và "chắc chắn không ra lệnh bắt cóc hay giết bất cứ ai".
Arab Saudi đã vượt qua nhiều cuộc khủng hoảng ngoại giao trong những năm qua, bao gồm vụ bắt cóc cựu thủ tướng Lebanon Saad al-Hariri năm 2017. Hariri cũng bị đánh đập, lăng mạ và người dẫn đầu cuộc thẩm vấn chính là Qahtani. Pháp đã can thiệp để giải thoát cho Hariri nhưng các nước phương Tây không bắt Riyadh chịu trách nhiệm vì vụ bắt cóc.
Tuy nhiên, sự việc lần này đã khác. Phương Tây chỉ trích vụ giết nhà báo cũng như lời giải thích không thuyết phục của Riyadh. Đức đã tuyên bố sẽ ngừng bán vũ khí cho nước này, trong khi Anh, Pháp, Đức ra tuyên bố chung yêu cầu Arab Saudi "khẩn cấp làm rõ những gì đã xảy ra vào ngày 2/10". Tổng thống Mỹ Donald Trump nhấn mạnh ông không hài lòng với cách giải thích của Arab Saudi về cái chết của Khashoggi và sẽ "làm rõ sự việc đến cùng".
Xem thêm >> Trung Quốc khánh thành cầu vượt biển dài nhất thế giới: Kẻ mừng, người lo
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.