Toàn cảnh biệt thự trên bán đảo Sơn Trà bị Đà Nẵng thu hồi
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.
Mới đây, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã có kết luận về việc sử dụng đất thực hiện dự án Hệ thống cấp nước huyện Nông Cống tại xã Thăng Thọ của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển và xây dựng môi trường đô thị Việt Nam.
Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu, Công ty cổ phần đầu tư phát triển và xây dựng môi trường đô thị Việt Nam khẩn trương đầu tư hoàn thành dự án theo đúng quy định. Đến tháng 11/2024 nếu dự án không hoàn thành, thuộc trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, cơ quan có thẩm quyền Tỉnh Thanh Hóa sẽ tiến hàng thu hồi đất
Dự án Nhà máy nước sạch tại xã Thăng Thọ có tên là “Hệ thống cấp nước sạch Thăng Thọ” được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 1/2018, do Công ty CP Đầu tư phát triển và Xây dựng môi trường đô thị Việt Nam làm chủ đầu tư.
Nhà máy có công suất thiết kế 29.000m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho khoảng 70.000 hộ dân ở 18 xã thuộc các chuyện Nông Cống, Như Thanh và thị xã Nghi Sơn.
Tuy nhiên, từ năm 2018 đến 2019, dự án không được triển khai xây dựng để hoàn thành như kế hoạch ban đầu mà liên tục xin gia hạn, điều chỉnh, từ tổng mức đầu tư gần 390 tỷ đồng lên tổng vốn đầu tư dự án là 455 tỷ đồng, diện tích sử dụng đất 35.000m2 và dự kiến hoạt động vào quý IV/2019.
Do dự án tiếp tục chậm tiến độ, năm 2019, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chấp thuận cho chủ đầu tư được điều chỉnh chủ trương lần 4, đồng thời yêu cầu đơn vị này phải khởi công xây dựng dự án vào tháng 9/2019, hoàn thành đưa vào hoạt động tháng 9/2021.
Thế nhưng, tại thời điểm hiện tại, quan sát thực tế ở công trường dự án cho thấy, trên khu đất được phê duyệt xây dựng Nhà máy nước Thăng Thọ không có máy móc thiết bị nào vận hành. Toàn bộ khu đất im lìm với một số hạng mục được xây dựng dở dang, gồm: Nhà quản lý điều hành; hồ sơ lắng; chủ đầu tư mới hoàn thành phần móng của cụm xử lý, bể lọc; xây phần tường rào của khu đất, còn lại bên trong khu đất cỏ mọc um tùm.
Theo phản ánh của người dân địa phương, ban đầu chủ đầu tư cho công nhân xây dựng rầm rộ, sau đó việc xây dựng chậm dần và nhỏ giọt mang tính đối phó. Mỗi lần có văn bản của chính quyền địa phương thúc ép thì phía chủ đầu tư lại cho một số máy móc, lao động đến thi công trong thời gian ngắn rồi dừng lại.
Sau 4 lần được cho điều chỉnh, gia hạn, chủ đầu tư vẫn chây ỳ không thực hiện dự án theo kế hoạch, năm 2022, UBND tỉnh Thanh Hóa đã phải yêu cầu các ngành và UBND huyện Nông Cống theo dõi chặt chẽ, đốc thúc để dự án được thực hiện theo đúng tiến độ cam kết. Nếu đến tháng 6/2023, dự án không đi vào hoạt động thì việc cung ứng cấp nước cho toàn bộ 18 xã trong vùng dự án sẽ được bàn giao cho đơn vị cung ứng nước sạch khác.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng môi trường đô thị Việt Nam được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký lần đầu ngày 18/01/2011, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 24/10/2017.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 3, hẻm 52/11/76/5, tổ 5, phố Gia Quất, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Địa chỉ liên hệ: Tòa A2 Vinhome Gardenia, đường Hàm Nghi, P.Cầu Diễn, Q.Nam Từ Liêm, TP.Hà Nội.
Còn Công ty CP Đầu tư phát triển và Xây dựng môi trường đô thị Việt Nam - Chi Nhánh Tại Thanh Hóa có địa chỉ tại xóm Tân Lập, Xã Vạn Thiện, Huyện Nông Cống, Thanh Hoá. Đại diện pháp luật là ông Nguyễn Hữu Thủy.
Doanh nghiệp này được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 04/10/2018, ngành nghề kinh doanh chính là "Cung ứng và quản lý nguồn lao động", do Chi cục Thuế Huyện Nông Cống quản lý.
(VNF) - Khu biệt thự được bảo phủ một màu xanh của các tán lá cây rừng. Do đó, Khu biệt thự rất khó nhìn thấy ở trên cao.