Nhựa Tiền Phong: Tham vọng công ty tỷ USD vào 2045
(VNF) - Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đặt mục tiêu đạt doanh thu toàn hệ thống 10.000 tỷ đồng vào năm 2030 và trở thành thương hiệu Việt tỷ đô vào năm 2045.
Tại Đại hội đồng cổ đông, Ban điều hành TTC AgriS đã báo cáo về kết quả kinh doanh niên độ 2023-2024. Theo đó, niên độ qua, vượt lên bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và Việt nam bất ổn định, công ty cho biết đã chủ động thay đổi để thích ứng, khép lại niên độ với kết quả tích cực.
Tổng sản lượng tiêu thụ tiếp tục vượt mốc 1 triệu tấn. Doanh thu thuần đạt 29.021 tỷ đồng, hoàn thành 141% so với kế hoạch và tăng 17% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế đạt 908 tỷ đồng, vượt kế hoạch 7% và tăng ấn tượng 26% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 806 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, theo phương án phân phối lợi nhuận niên độ 2023-2024 được thông qua tại đại hội, cổ đông của TTC AgriS sẽ được chia cổ tức bằng cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận sau thuế với tỷ lệ 10% (4% cho niên độ 2022-2023 và 6% cho niên độ 2023-2024), tương ứng số tiền hơn 740 tỷ đồng.
Trong bối cảnh xung đột địa chính trị leo thang, kinh tế thế giới biến động, cùng với đó là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, ngành đường nói chung và TTC AgriS nói riêng được dự đoán sẽ gặp nhiều thách thức trong niên độ tới.
Trên cơ sở đánh giá thận trọng các yếu tố ảnh hưởng, TTC AgriS trình ĐHĐCĐ kế hoạch kinh doanh niên độ 2024-2025 với tổng doanh thu dự kiến đạt 26.168 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 900 tỷ đồng, đồng thời đặt mục tiêu tăng cường kiểm soát chi phí và đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tiếp tục giữ vững thị phần ở các phân khúc kinh doanh và đã được ĐHĐCĐ thông qua.
Liên quan tới cơ cấu Hội đồng Quản trị (HĐQT), ĐHĐCĐ đã thông qua số lượng thành viên HĐQT gồm 5 thành viên. Theo đó, các thành viên HĐQT cần phải đáp ứng về trình độ chuyên môn cao, cùng sự đa dạng về kinh nghiệm trong các lĩnh vực liên quan.
Công ty cho biết việc tổ chức HĐQT tinh gọn nhằm đảm bảo tính hiệu quả và tập trung trong hoạt động quản trị, đồng thời đảm bảo các quyết định được đưa ra nhanh chóng, được phản biện trên đa dạng góc nhìn. Đây cũng là một trong các đề nghị của nhóm cổ đông lớn nước ngoài, nhằm đảm bảo công ty có thể vận hành một cách hiệu quả nhất, mà vẫn đáp ứng quy định của luật và các thông lệ quốc tế về Quản trị Công ty.
Sau khi ĐHĐCĐ thông qua miễn nhiệm bà Võ Thúy Anh và ông Đào Duy Thi, hai thành viên HĐQT mới đã được bầu bổ sung là bà Huỳnh Bích Ngọc và ông Lê Quang Phúc.
Ông Lê Quang Phúc là thành viên độc lập HĐQT, được nhóm Cổ đông lớn nước ngoài gồm Legendary Venture Fund 1 và Brilliant Solutions Inc. đề cử.
Ông Phúc sinh năm 1966 tại Đà Nẵng, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (Washington State University - Mỹ). Ông có hơn 25 năm kinh nghiệm làm việc ở các vị trí quản lý trong các doanh nghiệp quy mô vừa và lớn của Việt Nam.
Ông là thành viên chương trình IMP (Individual Membership Program) - Chương trình thành viên cá nhân dành cho các thành viên Hội đồng quản trị của Hiệp hội thành viên HĐQT Việt Nam (VIOD), có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm trong vai trò là một thành viên độc lập HĐQT.
Hiện tại, ông cũng đang nắm giữ vị trí Thành viên độc lập HĐQT của một số Công ty niêm yết như CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (HoSE: PNJ), CTCP Searefico (HoSE: SRF), CTCP Phát triển Bất động sản Filmore; Thành viên HĐQT không điều hành tại CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: PDR).
Đặc biệt, sự quay trở lại của bà Huỳnh Bích Ngọc – nhà sáng lập TTC AgriS, Bà sẽ tiếp tục đồng hành cùng TTC AgriS cho nhiệm kỳ 5 năm. Bà Huỳnh Bích Ngọc sinh năm 1962 tại Bến Tre, được xem là nữ doanh nhân đi đầu trong ngành Mía đường Việt Nam với kinh nghiệm 45 năm trên thương trường. Ngoài vị trí thành viên HĐQT TTC AgriS, bà Ngọc hiện đang nắm giữ các chức vụ phó chủ tịch thường trực HĐQT kiêm tổng giám đốc CTCP Đầu tư Thành Thành Công; Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Toàn Hải Vân.
Như vậy, cơ cấu HĐQT mới của TTC AgriS gồm bà Đặng Huỳnh Ức My - Chủ tịch HĐQT, 2 thành viên HĐQT là bà Huỳnh Bích Ngọc, ông Trần Tấn Việt, và 2 thành viên độc lập HĐQT là ông Trần Trọng Gia Vinh và ông Lê Quang Phúc.
Tại đại hội, chia sẻ về một số khoản đầu tư chưa liên quan trực tiếp đến hoạt động nông nghiệp của TTC AgriS, Chủ tịch HĐQT, bà Đặng Huỳnh Ức My chia sẻ: “Chúng tôi đã kiện toàn thành công Chuỗi giá trị thương mại tuần hoàn và mô hình kinh tế nông nghiệp thông minh tích hợp, hướng tới mục tiêu doanh thu 60,000 tỷ đồng năm 2030 và Net Zero năm 2035.
Sắp tới, TTC AgriS sẽ tập đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu, đầu tư thêm nhà máy sản xuất thực phẩm, đồ uống và bánh kẹo nhằm theo sát định hướng tham gia 100% vào chuỗi giá trị FBMC toàn cầu, đặc biệt chúng tôi sẽ đẩy mạnh chào bán, tái cấu trúc danh mục các khoản đầu tư không thuộc chuỗi giá trị nông nghiệp để tập trung toàn lực vào các hoạt động lõi của công ty, hướng tới đem lại giá trị cao cho các cổ đông cũng như bên liên quan”.
Trả lời tại Đại hội cho câu hỏi của một Cổ đông về tính minh bạch trong các hoạt động giao dịch giữa TTC AgriS với các đơn vị trong hệ sinh thái, bà Ức My khẳng định: “Tiêu chuẩn minh bạch là tiêu chí hàng đầu trong quản trị tại TTC AgriS.
Hệ thống báo cáo quản trị, báo cáo tài chính được hệ thống hóa, được kiểm toán bởi các đơn vị kiểm toán hàng đầu thế giới (Big4). Vì vậy các quy định, nguyên tắc ứng xử chuẩn mực luôn được tuân thủ trong hoạt động giao dịch kinh doanh và luân chuyển nguồn vốn.
TTC AgriS đảm bảo công khai các giao dịch liên quan và đảm bảo lợi ích của tất cả Cổ đông, đặc biệt là các Cổ đông nhỏ lẻ. Nhận thức rõ rằng phát triển bền vững là yếu tố then chốt cho sự trường tồn của doanh nghiệp, tôi tin tưởng rằng sự minh bạch và cam kết vững chắc của chúng tôi trong việc xây dựng TTC AgriS thông qua việc tạo ra các giá trị công bằng và bền vững sẽ đưa đến nhiều thành công trong tương lai”.
Trong thời gian qua, TTC AgriS đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ, trở thành điểm đến “xanh” hấp dẫn của các định chế tài chính quốc tế hàng đầu.
Chỉ trong vòng 1 năm gần nhất, TTC AgriS đã huy động 270 triệu USD nguồn vốn ngoại từ các định chế và ngân hàng quốc tế như IFC, FCB, E.SUN... đáp ứng cho nhu cầu mở rộng phạm vị thương mại toàn cầu.
Ngay trong tháng 10, TTC AgriS vừa công bố sẽ hoàn tất nhận khoản tài trợ vốn từ SACE S.p.A và ING với tổng giá trị 42 USD. TTC AgriS và ING cũng đánh dấu bước tiến đồng hành chiến lược mang nông sản Việt ra thị trường quốc tế cũng như thúc đẩy phát triển thương mại F&B (Thực phẩm và Đồ uống) tại Singapore và Úc, đặc biệt thúc đẩy đầu tư phát triển nông nghiệp bền vững tại Úc thông qua Biên bản Ghi nhớ (Memorandum of Understanding - MOU) về việc tài trợ khoản vay vốn 100 triệu USD.
TTC AgriS hiện là doanh nghiệp nông nghiệp đầu tiên ở Việt Nam đáp ứng đầy đủ các tiêu chí lựa chọn của Chương trình SACE Push Strategy - Chương trình bảo lãnh tài trợ vốn của SACE S.p.A. phối hợp với ngân hàng ING của Hà Lan.
Công ty cho biết cũng đang đẩy mạnh quá trình cơ cấu danh mục, tập trung toàn lực vào hoạt động lõi liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và FBMC, thông qua đó, cam kết tạo ra giá trị bền vững cho cổ đông và tất cả các Bên liên quan tham gia vào chuỗi giá trị của công ty.
(VNF) - Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đặt mục tiêu đạt doanh thu toàn hệ thống 10.000 tỷ đồng vào năm 2030 và trở thành thương hiệu Việt tỷ đô vào năm 2045.
(VNF) - Ngày 14/5/2025, Tập đoàn TTC và Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã ký kết thỏa thuận hợp tác, nhằm phát huy sức mạnh và tiềm lực của mỗi bên, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(VNF) - Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Phú Thái khẳng định Nghị quyết 68 về Phát triển kinh tế tư nhân thể hiện quyết tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân, xác định kinh tế tư nhân là 1 động lực quan trọng nhất của quốc gia. Nghĩa là chúng ta sẽ phải cùng trả lời câu hỏi làm thế nào để kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8% và cao hơn, làm sao có 20 và nhiều hơn nữa doanh nghiệp tầm thế giới...
(VNF) - Ngày 14/5/2025, VNPT và Vingroup ký kết hợp tác toàn diện nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững. Hai bên cam kết ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau, cùng phát triển hạ tầng trạm sạc VinFast và giải pháp CNTT, góp phần nâng tầm thương hiệu Việt và hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0.
(VNF) - Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Đường sắt cao tốc VinSpeed có vốn điều lệ 6.000 tỷ đồng và do tỷ phú Phạm Nhật Vượng sáng lập.
Sơn Kim Group là một trong những đế chế kinh doanh lâu đời tại Việt Nam, nổi bật với hệ sinh thái đa ngành gồm bất động sản, bán lẻ, thời trang, truyền thông và dược phẩm.
(VNF) - Công ty cổ phần Sản xuất thương mại Tân Đông Dương vừa bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt vi phạm hành chính 320 triệu đồng do không có giấy phép môi trường.
(VNF) - Sau khi chuỗi cửa hàng heo ăn chuối, 'chân ái' một thời của bầu Đức - biến mất, doanh thu của HAGL trong quý đầu năm tăng nhưng mảng chăn nuôi heo giảm mạnh.
(VNF) - Công ty CP Xuất nhập khẩu Sa Giang - DN chuyên sản xuất phồng tôm mỗi năm đạt doanh thu hàng trăm tỷ đồng từ xuất khẩu, chinh phục nhiều thị trường khó tính như Mỹ - EU
(VNF) - Trước cơn bão thuế quan và biến động của thị trường trường xuất khẩu, 2025 sẽ là năm khó khăn với ngành thép. Trong bối cảnh đó, thị trường nội địa được xem là cứu cánh của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.
(VNF) - UBND tỉnh Hà Nam có quyết định cấm thầu 4 năm đối với CTCP Tập đoàn CIENCO4, sau khi phát hiện doanh nghiệp này làm giả tài liệu trong hồ sơ dự thầu.
(VNF)- DN mai táng duy nhất sàn chứng khoán có tỷ suất cổ tức năm 2024 tới 653%, khi trả cổ tức 1.960 đồng/cp trong khi thị giá 300 đồng/cp, tức gấp 6,5 lần thị giá.
(VNF) - 8 tháng sau khi Starbucks rời khỏi vị trí đắc địa 11- 13 Hàn Thuyên (TP. HCM), Adoré – World Coffee, một thương hiệu Việt ít tên tuổi, bất ngờ xuất hiện. Đứng sau thương hiệu này là Cônng ty cổ phần Thực phẩm Á Long mắt xích trong hệ sinh thái kinh doanh đa ngành của doanh nhân Phạm Quang Hàng.
(VNF) - Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá là một bước ngoặt chính sách lớn, mở đường cho khu vực tư nhân bứt phá mạnh mẽ trong thời gian tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng mong muốn Nghị quyết sớm được luật hóa để triển khai hiệu quả.
(VNF) - Một doanh nghiệp dệt may mạnh tay chia cổ tức bằng tiền mặt gấp 21 lần thị giá khi giá cổ phiếu chỉ 700 đồng nhưng chia cổ tức tới 15.000 đồng.
(VNF) - TTC AgriS (AgriS, HoSE: SBT) và Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác (MOU), thiết lập mối quan hệ chiến lược với định hướng xây dựng một hệ sinh thái tài chính – nông nghiệp số toàn diện, góp phần thúc đẩy sự vươn mình của nông nghiệp Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
(VNF) - Chuyên gia cho rằng, chủ trương chuyển hộ kinh doanh lên doanh nghiệp sẽ giúp chính “doanh nghiệp” đó có nhiều điều kiện lớn mạnh và đây là cơ hội vàng, cần nắm bắt ngay trong bối cảnh kinh tế hội nhập sâu rộng
(VNF)-Dưới thời CEO Đào Nam Hải, tình hình kinh doanh Petrolimex nhiều biến động. Dù sở hữu nửa thị phần xăng dầu tại VN nhưng lợi nhuận Petrolimex chưa tương xứng.
(VNF) - Chiều ngày 8/5, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa công bố nghị quyết HĐQT về công tác cán bộ tại tập đoàn.
(VNF) - VB Group - công ty phân phối dầu gội Hanayuki của chồng Đoàn Di Băng - chuyên kinh doanh mỹ phẩm. Sản phẩm dầu gội Hanayuki vừa bị Bộ Y tế thu hồi.
(VNF) - Giá cà phê liên tục lập đỉnh, nhưng cổ phiếu các doanh nghiệp cà phê Việt lại chìm trong sắc xám: doanh thu sụt giảm, lợi nhuận mong manh, thanh khoản thấp và nhiều mã bị cảnh báo. Sự lệch pha giữa giá hàng hóa và giá cổ phiếu đang phơi bày rõ những hạn chế nội tại của ngành.
(VNF) - Dự án thép Cà Ná của Hoa Sen – một trong những “siêu dự án” từng gây chú ý , bất ngờ được nhắc lại trong mùa ĐHĐCĐ năm nay.
(VNF) - Trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới biến động mạnh và nhu cầu thị trường nội địa chưa phục hồi như kỳ vọng, lợi nhuận trước thuế của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) “bốc hơi” 75% và là mức thấp nhất trong nhiều quý gần đây
(VNF) - Từng tiệm cận mức định giá "kỳ lân" và hứng khởi với kế hoạch IPO tại Mỹ, Tiki giờ đây lại rơi vào giai đoạn suy giảm sâu, với thị phần gần về 0%.
(VNF) - Sau phát hành, vốn điều lệ của Hòa Phát sẽ tăng lên thành 76.755 tỷ đồng, lớn nhất trong nhóm doanh nghiệp phi tài chính trên sàn chứng khoán.
(VNF) - Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đặt mục tiêu đạt doanh thu toàn hệ thống 10.000 tỷ đồng vào năm 2030 và trở thành thương hiệu Việt tỷ đô vào năm 2045.
(VNF) - Các bãi biển nhân tạo tại Hạ Long đều đẹp không kém các bãi tắm tự nhiên với thảm cát trắng trải dài, sạch, đẹp, thu hút du khách cả 4 mùa quanh năm.