Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách pháp luật trong hoạt động thanh tra, chống thất thu ngân sách nhà nước đối với Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế và Cục Thuế Hà Nội.
Trong kết luận này, Thanh tra Chính phủ nêu rõ UBND thành phố Hà Nội đã có những vi phạm trong xây dựng, quản lý đất đai dẫn đến nhiều chủ đầu tư sử dụng đất của Nhà nước từ lâu nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất. Tính đến năm cuối năm 2014, số tiền chưa nộp là hơn 7.166 tỉ đồng.
Đặc biệt, kết luận thanh tra cho biết Dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh (dự án Đại Thanh) đến thời điểm thanh tra dự án chưa có quyết định giao đất, chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án, mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói.
Các bên tham gia dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp. Chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước nhưng đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều vi phạm.
Trong quá trình thực hiện dự án, đến thời điểm thanh tra, chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện hết nghĩa vụ tài chính với nhà nước, có dấu hiệu thất thoát tiền ngân sách nhà nước.
Kết luận thanh tra nêu rõ: Dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của cơ quan quản lý nhà nước thuộc UBND thành phố Hà Nội. Còn các bên tham gia dự án đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của Nhà nước (Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản)
Từ những vi phạm này, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc sang Công an để điều tra.
Trước đó, trong cuộc tiếp xúc cử tri chiều 14/12/2016, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã cho biết cơ quan chức năng đã thực hiện việc kiểm tra khu nhà ở Đại Thanh do Xí nghiệp Xây dựng Tư nhân số 1 Lai Châu (Tập đoàn Mường Thanh) làm chủ đầu tư và phát hiện những sai phạm hết sức nghiêm trọng.
"Thứ nhất là xây dựng không phép. Thứ hai là xây dựng quá chiều cao quy định. Tiếp nữa là xây cả vào khu không được phép xây như các vị trí quy hoạch dải cây xanh. Các khu này xây xong thì người dân đã vào ở và bán hết rồi. Tiếp nữa là các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy cũng không đủ, dân cũng chưa cấp được sổ đỏ", ông Chung nói.
Dự án Đại Thanh do liên danh giữa tập đoàn Mường Thanh và Công ty Cổ phần Đầu tư Hải Phát làm chủ đầu tư, tọa lạc tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Là một trong những dự án nhà giá rẻ nổi tiếng ở Hà Nội, chung cư Đại Thanh cũng "nổi tiếng" vì hàng loạt sai phạm trong xây dựng bị phanh phui.
Chẳng hạn như 2 tòa CT8 và CT10 phê duyệt xây 29 tầng, thực tế xây lên 31 tầng, đồng thời tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng từ dịch vụ, thương mại, công cộng thành căn hộ. Đối với khu thấp tầng, quy hoạch 555 căn với chiều cao 3,5 tầng, thực tế xây lên 4,5 tầng.
Các lô đất xây dựng trường mẫu giáo, đất công cộng bị chuyển thành bãi đỗ xe; còn lô đất để xây công viên, hồ điều hòa bị chuyển thành bể bơi, sân tenis. Ngoài ra, khu chung cư cũng chưa đáp ứng yêu cầu về phòng cháy chữa cháy vv…
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.