'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong báo cáo kết quả kinh doanh quý III, hãng dược phẩm Anh - Thụy Điển AstraZeneca cho biết doanh thu từ vaccine Covid-19 của hãng này từ tháng 7-9/2021 là 1,1 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với Pfizer (13 tỷ USD) và Moderna (4,8 tỷ USD).
Công ty còn công bố lỗ ròng 1,65 tỷ USD trong quý III. Nếu tính cả thuế, mức lỗ này lên tới 2 tỷ USD.
AstraZeneca cho biết trong quý vừa qua, hãng đã phải đối mặt với chi phí tăng cao sau thương vụ khổng lồ mua lại Alexion, cũng như tăng chi tiêu cho việc nghiên cứu và phát triển các hạng mục khác nhau, trong đó có liệu pháp điều trị Covid-19.
Hãng đã quyết định từng bước chuyển bán vaccine ngừa Covid-19 từ phi lợi nhuận sang "mức lợi nhuận khiêm tốn" đối với các đơn đặt hàng mới.
Theo AstraZeneca, lợi nhuận thu được từ vaccine ngừa Covid-19 trong quý IV sẽ bù đắp chi phí liên quan tới việc phát triển hỗn hợp kháng thể ngăn ngừa và điều trị Covid-19.
Tính đến cuối tháng 9, AstraZeneca đã cung cấp hơn 145 triệu liều vaccine Covid-19 cho các quốc gia thu nhập thấp và trung bình thông qua cơ chế Covax của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chiếm một nửa nguồn cung của Covax. Con số dự kiến tăng lên 250 triệu liều vào cuối năm nay. AstraZeneca cam kết tiếp tục cung cấp vaccine cho những nước nghèo nhất với giá gốc.
Ngày 11/11, Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh đã bế mạc và thông qua Nghị quyết về những thành tựu quan trọng và kinh nghiệm lịch sử 100 năm phấn đấu của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đây được coi là một văn kiện nhằm củng cố hơn nữa quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Nghị quyết này kêu gọi duy trì “quan điểm đúng đắn về lịch sử của Đảng”, và khẳng định Đảng Cộng sản đã “viết nên bản anh hùng ca hào hùng nhất trong lịch sử hàng ngàn năm của Trung Quốc”.
Thông cáo của hội nghị nhấn mạnh, ông Tập Cận Bình đã đưa chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới, với vai trò lịch sử của tư tưởng Tập Cận Bình. Tư tưởng Tập Cận Bình hiện được vận dụng trên nhiều lĩnh vực đời sống - xã hội Trung Quốc. Thông cáo cũng nêu rõ, nghị quyết kêu gọi thúc đẩy thịnh vượng chung và tự chủ về khoa học công nghệ.
Đây là "nghị quyết lịch sử" thứ ba được đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) thông qua từ khi thành lập, sau văn kiện năm 1945 của Mao Trạch Đông nhằm xác lập mục tiêu của đảng, cùng "Nghị quyết về một số vấn đề lịch sử từ khi dựng nước đến nay" năm 1981 của Đặng Tiểu Bình.
Trong tuần qua, châu Âu chiếm hơn một nửa số ca nhiễm và tử vong mới trên toàn thế giới, đồng thời cũng ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.
Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, liên tục lập kỷ lục về số ca nhiễm mới, với trung bình hơn 50.000 ca/ngày.
Các nước gồm Bỉ, Ba Lan, Hà Lan, Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Séc, Estonia, Hy Lạp, Hungary và Slovenia cũng đều nằm trong danh sách 'rất đáng lo ngại'.
Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge cảnh báo châu Âu có thể ghi nhận 500.000 ca tử vong vì Covid-19 đến tháng 2-2022.
Đối mặt với đợt bùng phát nghiêm trọng nhất từ trước đến nay, Latvia, một trong những quốc gia được tiêm chủng ít nhất ở EU, đã áp đặt lệnh đóng cửa kéo dài 4 tuần vào giữa tháng 10.
Cộng hòa Séc, Slovakia và Nga cũng đã thắt chặt các hạn chế. Nội các Séc cũng đang cân nhắc tiếp tục áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt.
Cơ quan quản lý dược phẩm của EU đang đánh giá việc sử dụng vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 5 đến 11 tuổi.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki ngày 12/11 cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm trực tuyến vào tối 15/11 (theo giờ Mỹ). Đây sẽ là cuộc gặp song phương đầu tiên giữa hai bên kể từ khi Tổng thống Biden nhậm chức.
Theo bà Jen Psaki, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận cách thức quản lý cạnh tranh giữa hai nước một cách có trách nhiệm, cũng như các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
Tại cuộc gặp này, Tổng thống Biden sẽ làm rõ các ý định và ưu tiên của Mỹ cũng như các mối quan ngại của Mỹ đối với Trung Quốc.
Bà Psaki cho biết cuộc gặp này là bước tiếp nối của các nỗ lực ngoại giao của chính quyền Tổng thống Biden đối với Trung Quốc trong vòng 10 tháng qua, tuy nhiên, cuộc gặp này có thể sẽ không có các kết quả cụ thể.
Nội dung thảo luận tại cuộc gặp dự kiến bao gồm căng thẳng xung quanh hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Đài Loan và nhân quyền cũng như hợp tác giữa hai nước trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Phát biểu với báo giới ngày 12/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định: "Nga đã, đang và sẽ là nước thực hiện đầy đủ toàn bộ cam kết cung cấp khí đốt cho người tiêu dùng châu Âu."
Ông Peskov nhấn mạnh Moscow là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên chính sang châu Âu thông qua Belarus, do đó, nước này không muốn có bất kỳ sự gián đoạn nào.
Người phát ngôn Điện Kremlin đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh trước đó một ngày, Tổng thống Belarus Aleksandr Lukashenko cảnh báo sẽ ngừng vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua đường ống dẫn khí đốt xuyên quốc gia Yamal-Europe nếu Liên minh châu Âu (EU) gia tăng các biện pháp trừng phạt chống lại Minsk.
Ông nhấn mạnh việc ngừng vận chuyển khí đốt là biện pháp đáp trả cứng rắn đối với các gói trừng phạt của EU.
Trong khi đó, nhận định về vai trò của nhà cung cấp Nga, các nhà quan sát châu Âu cho rằng, Moscow đã tăng nguồn cung, giúp giảm giá khí đốt nhưng hiện vẫn còn quá sớm để nói rằng họ có cung cấp đủ khí đốt để tránh tình trạng thiếu hụt năng lượng vào mùa Đông hay không.
Xem thêm >> Ukraine nói đang trong 'cuộc chiến năng lượng' với Nga
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.