Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trang The Hill dẫn dữ liệu ngày 1/11 do Bộ Tài chính Mỹ công bố cho thấy mức nợ công của nước này đã vượt qua 23.000 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay.
Số liệu này đã tăng khoảng 16% kể từ ngày ông Trump tuyên thệ và chính thức trở thành ông chủ Nhà Trắng, khi đó ở mức 19,9 nghìn tỷ USD. Mới chỉ 10 tháng trước, nợ công Mỹ lần đầu tiên chạm ngưỡng 22 nghìn tỷ USD.
Nợ ở mức cao có thể đẩy chi phí vay và lãi suất tăng cao. Trong năm tài khóa 2019, chính phủ Mỹ đã chi 376 tỷ USD chỉ để trả tiền lãi cho khoản nợ công, bằng gần một nửa chi phí quốc phòng, và cao hơn chi phí dành cho giáo dục, nông nghiệp, vận tải và nhà ở.
Dưới 8 năm đương nhiệm của cựu Tổng thống Barack Obama, nợ công của Mỹ tăng từ 10,6 nghìn tỷ USD lên 19,9 nghìn tỷ USD. Điều này khiến ông đối mặt với chỉ trích gay gắt từ đảng Cộng hòa, theo CBS News.
Tổng thống Chile Sebastián Pinera hôm 30/10 xác nhận nước này sẽ hủy đăng cai Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị quốc tế chống biến đổi khí hậu (COP 25). Nguyên nhân được cho là do tình trạng bạo lực và bất ổn chính trị tại quốc gia Nam Mỹ này.
"Đây là một quyết định rất khó khăn, một quyết định khiến chúng tôi thấy đau đớn, bởi chúng tôi hoàn toàn hiểu tầm quan trọng của APEC và COP25 cho Chile và cho toàn thế giới", Tổng thống Pinera phát biểu từ thủ đô Santiago.
Động thái này trái với tuyên bố của Ngoại trưởng Chile Teodoro Ribera hôm 24/10, khẳng định việc tổ chức APEC và COP 25 sẽ không bị ảnh hưởng. Chile đã dành nhiều tháng để chuẩn bị cho 2 hội nghị này.
Với quyết định của chính quyền Santiago khi chỉ còn khoảng 2 tuần diễn ra APEC theo kế hoạch, vẫn chưa rõ quốc gia nào sẽ đứng ra tổ chức đăng cai hay buộc phải hủy chính thức sự kiện năm nay. Nó cũng đồng nghĩa các nước dự kiến mang những nguyện vọng lớn tới quốc gia Nam Mỹ này trở nên bối rối.
Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày 1/11 đã chính thức ra phán quyết cho phép Trung Quốc áp thuế lên 3,58 tỷ USD hàng Mỹ mỗi năm.
Mức thuế được WTO cho phép chiếm khoảng một nửa mức thuế Trung Quốc yêu cầu trong cuộc tranh chấp chống bán phá giá với Mỹ.
Cụ thể, Trung Quốc cho rằng Mỹ đã áp đặt sai trái thuế chống phá giá lên 13 sản phẩm nhập khẩu của nước này, trong đó có hàng điện tử, kim loại, khoáng sản..., dẫn đến mức thuế quan trừng phạt vô lý trị giá 7 tỷ USD hàng năm.
Phán quyết của WTO cho biết các hành vi chống bán phá giá bất hợp pháp của Mỹ đã "làm giảm các lợi ích của Trung Quốc" đối với khoảng 3,58 tỷ USD. Vì vậy, Bắc Kinh chỉ có thể áp thuế lên số hàng hóa với giá trị không vượt quá con số trên mỗi năm.
Quyết định này là lần đầu tiên WTO cho phép Trung Quốc áp thuế trong tranh chấp thương mại.
Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc ngày 31/10 xác nhận Triều Tiên vừa phóng ít nhất một vật thể được cho là tên lửa ra vùng biển phía đông bán đảo.
Tới ngày 1/11, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo nước này vừa thử nghiệm hệ thống " bệ phóng tên lửa đa nòng cỡ lớn”.
Thử nghiệm lần này diễn ra sau hai cuộc thử nghiệm vào tháng 8 và tháng 9 về cùng loại vũ khí cho thấy sự phát triển vũ khí của Triều Tiên trong bối cảnh đàm phán hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên chưa có tiến triển, KCNA cho biết.
Cũng theo KCNA, thử nghiệm hôm 31/10 xác nhận rằng hệ thống hỏa lực trong bệ phóng tên lửa có thể phá hủy hoàn toàn nhiều mục tiêu của kẻ thù bằng cuộc tấn công bất ngờ.
Đây là vụ thử vũ khí lần đầu tiên kể từ sau cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên ngày 5/10 tại Thụy Điển kết thúc mà không có kết quả. Bình Nhưỡng gần đây tuyên bố cứng rắn về hạn chót cho đàm phán vấn đề hạt nhân của Triều Tiên là cuối năm nay.
Trong thông báo ngày 30/10, Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết cơ quan này "đã cấp phép cho dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 xây dựng một phần đường ống khí đốt tự nhiên ở thềm lục địa của Đan Mạch thuộc Đông Nam đảo Bornholm trên Biển Baltic".
Cơ quan này khẳng định Đan Mạch có nghĩa vụ cho phép việc xây dựng đường ống trung chuyển theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hoan nghênh quyết định của Đan Mạch và cho rằng “Đan Mạch đã thể hiện mình là một nước tham gia có trách nhiệm trong đối thoại quốc tế, biết bảo vệ lợi ích và chủ quyền của mình, lợi ích của các đối tác chính ở châu Âu, những người cực kỳ quan tâm đến việc đa dạng hóa việc cung cấp hydrocarbon của Nga cho thị trường châu Âu”.
Trước đó, Chủ tịch hội đồng quản trị tập đoàn năng lượng Gazprom Victor Zubkov hồi đầu tháng 10 cho biết tuyến đường ống đưa khí đốt từ Nga sang châu Âu hiện đã hoàn thành được 83% trong chiều dài đường ống hơn 2.000 km nhưng bị trì hoãn do thiếu sự cho phép đặt ống trong vùng đặc quyền kinh tế của Đan Mạch.
Tuyến đường ông qua biển Baltic này sẽ tăng gấp đôi công suất vận chuyển khí đốt giữa Nga và Đức, làm một số nước Tây Âu lo ngại sẽ bị phụ thuộc vào khí đốt của Nga. Tuy nhiên, bên cạnh đó, Đức, Phần Lan và Thụy Điển đã cấp giấy phép xây dựng dự án này.
Xem thêm >> WTO chính thức ‘bật đèn xanh’ cho Trung Quốc áp thuế trả đũa Mỹ
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.