Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Bloomberg trích lời một nguồn tin thân cận cho biết, trong các cuộc đối thoại kín với khách nước ngoài gần đây, quan chức Trung Quốc đã cảnh báo họ sẽ không nhượng bộ với các vấn đề khó giải quyết nhất. Bên cạnh đó, họ vẫn lo ngại về bản chất hay thay đổi của Tổng thống Mỹ Donald Trump và rủi ro ông có thể rút khỏi thỏa thuận thương mại hạn chế mà cả hai muốn ký kết trong vài tuần tới.
Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc vừa kết thúc một cuộc họp quan trọng tại Bắc Kinh hôm qua (31/10). Trong các cuộc họp trước đó, một số đã hạ thấp kỳ vọng rằng các cuộc đàm phán trong tương lai có thể mang lại kết quả đáng kể, trừ phi Mỹ sẵn sàng gỡ bỏ nhiều thuế nhập khẩu hơn. Nhiều lần, họ còn giục khách thăm từ Mỹ truyền lại thông điệp này về Washington.
Tổng thống Chile Sebastian Pinera mới đây còn tạo thêm rào cản cho việc giải quyết cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, khi tuyên bố hủy tổ chức Diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào giữa tháng này, do bất ổn xã hội trong nước. Đây là sự kiện Mỹ và Trung Quốc dự định gặp nhau để ký kết hiệp định. Trong một bài đăng trên trang cá nhân hôm qua, ông Trump cho biết họ đang tìm địa điểm thay thế và thỏa thuận giai đoạn một sẽ "tương đương 60% nội dung thỏa thuận hoàn chỉnh".
Chính quyền Mỹ tuyên bố đây là bước đầu tiên dẫn đến một thỏa thuận hoàn chỉnh hơn, sẽ bao gồm các cải tổ kinh tế mạnh tay hơn. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc nghi ngờ điều này. Họ nói rằng sẽ đề nghị Mỹ rút thuế với một phần số hàng hóa trị giá 360 tỷ USD. Đây là điều rất nhiều người không cho rằng Trump sẽ sẵn sàng làm.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết Trung Quốc không cần toàn bộ thuế phải dỡ bỏ ngay lập tức, nhưng muốn việc này được đưa vào giai đoạn tiếp theo. Trung Quốc cũng muốn thỏa thuận sơ bộ bao gồm cả việc Trump hủy đợt áp thuế mới sẽ có hiệu lực từ ngày 15/12, áp lên nhiều hàng hóa tiêu dùng như smartphone và đồ chơi.
Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục đàm phán sau giai đoạn một, một quan chức Trung Quốc cho biết. Tuy nhiên cả hai bên đều nhận ra sẽ rất khó đạt thỏa thuận với các điều khoản cải cách sâu mà Mỹ yêu cầu. Từ nhiều tháng nay, Trung Quốc vẫn khẳng định thỏa thuận cuối cùng sẽ phải bao gồm điều khoản xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu và lảng tránh các cải tổ trong nhiều lĩnh vực có thể làm suy giảm quyền lực của chính phủ với nền kinh tế này.
Người phát ngôn Nhà Trắng Judd Deere hôm qua chỉ cho biết Tổng thống Trump "muốn có các thay đổi cấu trúc, đem lại kết quả thực chất, có thể kiểm soát và bắt buộc thực thi", nhằm có thương mại công bằng hơn với Trung Quốc.
Dù vậy, chính việc chuyển hướng tiếp cận theo từng giai đoạn lại cho thấy Trung Quốc đang chống lại nhiều yêu cầu của Mỹ, và Mỹ cũng đang nhượng bộ khi từ bỏ lập trường rằng phải giải quyết tất cả vấn đề khó cùng một lúc.
"Kể cả nếu họ đạt được giai đoạn một, giai đoạn 2 sẽ thách thức hơn rất nhiều. Vì các vấn đề khó đều được hoãn lại cả rồi", Eswar Prasad - cựu lãnh đạo mảng Trung Quốc tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận xét. Ông cũng cho biết trong các cuộc nói chuyện gần đây với giới lãnh đạo Trung Quốc, họ đều tỏ ra "khá bi quan" và lo ngại "thỏa thuận với Trump bất thành".
Nguồn tin của Bloomberg cho biết sự bất đồng thể hiện rất rõ trong cuộc gặp giữa ông Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc hồi đầu tháng 10. Chỉ vài phút trước khi Trump tuyên bố đạt "thỏa thuận một phần", hai bên vẫn còn tranh cãi về cách chia giai đoạn và những gì sẽ thông báo với phóng viên.
Và trong khi Trump tuyên bố rằng có thể có 3 giai đoạn, thì Lưu Hạc lại từ chối cho biết chi tiết. "Chúng tôi đồng ý rằng sẽ đưa quan hệ kinh tế Mỹ - Trung đi đúng hướng, nhằm tốt cho cả Trung Quốc, Mỹ và cả thế giới. Hai bên đã có nhiều tiến triển theo hướng tích cực", ông nói.
Xem thêm >> Ông Trump: ‘Trung Quốc không phải là vấn đề, Fed mới là vấn đề của Mỹ’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.