'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Mỹ
Ở Mỹ, pháp luật về việc xử lý vi phạm đối với việc cách ly ở mỗi bang là khác biệt và hầu hết được xem là phạm tội hình sự.
Ví dụ, Luật sức khỏe và an toàn ban hành năm 2015 (sửa đổi, bổ sung mới nhất vào năm 2017) của bang California tại Điều 120.290 HS cũng quy định về trách nhiệm hình sự đối với người cố ý làm lây lan bệnh truyền nhiễm, theo đó vừa quy định về khái niệm “bệnh truyền nhiễm”, vừa đưa ra liệt kê các hành vi cấu thành tội cố ý làm lây lan bệnh truyền nhiễm cũng như chế tài đối với hành vi này. Chế tài hình sự đối với các hành vi trên là phạt tù, tuy nhiên so với các bang khác, mức phạt tù theo Luật này của bang California là mức thấp nhất, tối đa là 6 tháng.
Úc
Tại Úc, tương tự như Mỹ, luật pháp ở từng bang có quy định khác nhau về việc xử lý vi phạm về việc cách ly. Ví dụ, tại bang New South Wales, mức phạt tối đa lên đến 11.000 đô la hoặc 6 tháng tù giam. Còn tại bang South Australia, mức phạt tiền tối đa cho hành vi trốn cách ly là 25.000 đô la và phạt tù tối đa là 12 tháng (đang dự kiến nâng lên 10 năm).
Trung Quốc
Tại Trung Quốc, các tội xâm phạm sức khỏe cộng đồng được quy định tại mục 5 Chương 6 (các tội vi phạm trật tự quản lý xã hội) của BLHS với 8 điều, từ Điều 330 đến Điều 337. Theo quy định tại Điều 330 của Bộ luật này, người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật Phòng, chống và điều trị các bệnh truyền nhiễm, gây ra sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị phạt tù đến 3 năm, nếu gây hậu quả nghiêm trọng, sẽ bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Các hành vi vi phạm được nêu cụ thể như từ chối xử lý khử trùng nước thải, chất ô nhiễm, phân và nước tiểu bị ô nhiễm bởi mầm bệnh của các bệnh truyền nhiễm theo các yêu cầu vệ sinh của các cơ quan kiểm soát dịch bệnh; từ chối thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát do các cơ quan kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh đặt ra theo Luật Phòng, chống và điều trị các bệnh truyền nhiễm… Như vậy, các vi phạm liên quan tới phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị xử lý hình sự.
Nhật Bản
Từ năm 1998, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành Luật phòng chống các bệnh truyền nhiễm và chăm sóc y tế cho bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm với 14 Chương tương đối đầy đủ và hệ thống, 81 điều luật cùng 1 điều khoản bổ sung, trong đó chương XIV trực tiếp liên quan đến việc xử lý hình sự các tội phạm về phòng, chống các bệnh truyền nhiễm, cụ thể:
Điều 67 đến Điều 72 Luật này quy định mức phạt tù và phạt tiền đối với các hành vi vi phạm của đối tượng bị nghi ngờ hoặc bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, bao gồm: Hành vi làm lây lan bệnh truyền nhiễm, hành vi không thực hiện việc cách ly, giám sát y tế khi có dấu hiệu nghi ngờ hoặc bị nhiễm các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm I, nhóm II gây nguy hiểm cho cộng đồng. Mức phạt tù cao nhất trong các quy định này là tù chung thân và mức phạt tiền tối đa là 10 triệu Yên.
Điều 73: Quy định chế tài đối với hành vi tiết lộ thông tin y tế của bệnh nhân bị nhiễm bệnh để lợi dụng trục lợi hoặc vì mục đích không tốt của đối tượng là người điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm bệnh truyền nhiễm, theo đó phạt tù tối đa là 1 năm và mức phạt tiền tối đa là 1 triệu Yên.
Điều 74 đến 77: Quy định chế tài đối với hành vi của đối tượng biết về trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm nhưng che giấu, không khai báo thông tin hoặc khai báo sai thông tin cho cán bộ nhà nước có thẩm quyền, theo đó phạt tù tối đa là 1 năm và mức phạt tiền tối đa là 3 triệu Yên.
Italia
Tại Italia, nơi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến vô cùng nghiêm trọng, chính phủ đã dự định nâng mức xử phạt đối với hành vi vi phạm lệnh phong tỏa trên toàn bộ quốc gia, từ 206 euros (tương đương 222 đô la Mỹ) lên mức 3.000 euros (3.246 đô la Mỹ).
Pháp
Tại Pháp, cá nhân không tuân thủ quy định về cách ly sẽ bị phạt 38 euros (tương đương 41 đô la Mỹ). Tuy nhiên, trước tình hình căng thẳng của đại dịch, Chính phủ Pháp dự kiến nâng mức phạt này lên tới 1.500 euros (tương đương 1.618 đô la Mỹ
Liên bang Nga
Vào ngày 31/3/2020, các nhà lập pháp Nga đã thông qua quy định phạt tiền lên tới 25.000 đô la Mỹ và phạt tù đến 5 năm đối với hành vi phát tán thông tin sai lệch liên quan đến Covid-19. Đối với các cơ quan truyền thông, mức xử phạt liên quan đến hành vi này lên đến 127.000 đô la Mỹ.
Hàn Quốc
Cuối tháng 3/2020, Hàn Quốc đã thông qua đạo luật nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong đó có điều khoản phạt tối đa 1 năm tù hoặc 10 triệu won (tương đương 8.200 đô la Mỹ) với những người cố tình vi phạm quy định về cách ly.
Bên cạnh đó, các quan chức y tế khuyến cáo những người đã tiếp xúc ở khoảng cách dưới 2 m với bệnh nhân Covid-19 đã có triệu chứng nên ở nhà trong 2 tuần. Chính quyền sẽ có hỗ trợ tài chính với những người tuân thủ quy định, ví dụ như một gia đình 4 người sẽ nhận được 1.000 USD.
Singapore
Tại Singapore, kể từ khi đại dịch bùng phát, hàng ngàn người ở Singapore đã tự cách ly tại nhà. Những người thuộc diện bắt buộc phải cách ly sẽ được gọi điện thoại để kiểm tra nhiều lần trong ngày và được yêu cầu nhấp vào liên kết trực tuyến để chia sẻ vị trí điện thoại của họ. Các quan chức cũng thực hiện kiểm tra tại chỗ để đảm bảo việc tuân thủ việc cách ly bắt buộc. Những người không ở nhà có thể bị phạt tới 10.000 đô la Singapore hoặc hoặc bị phạt tù đến 6 tháng.
Kể từ khi ghi nhận ca nhiễm virus đầu tiên ở Trung Quốc vào cuối năm 2019 đến nay, đại dịch Covid-19 đã lan rộng khắp thế giới, ở trên 218 quốc gia và vùng lãnh thổ. Theo thống kê, đến sáng ngày hôm nay, 3/12, toàn thế giới có tổng cộng hơn 64,8 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 1,49 triệu người tử vong. Ở Việt Nam, có 1.358 ca bệnh, trong đó có 1.201 ca đã được chữa khỏi.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.