Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Động thái này đã manh nha từ giữa tháng 6 sau khi Tổng thống Trump chỉ đạo cho Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer xác định khoảng 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc sẽ chịu mức thuế quan thương mại 10% - theo sau mức thuế suất 25% đối với 50 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ.
Theo tuyên bố của ông Trump, chính sách thuế này nhằm đáp trả việc Bắc Kinh áp thuế 25% lên 50 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ. Trung Quốc cũng đe dọa đánh thuế nhập khẩu khí tự nhiên và dầu thô của Mỹ. Bắc Kinh hiện được cho là nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất của Washington.
Theo hãng tin AFP, văn phòng đại diện thương mại Mỹ sẽ tổ chức các phiên điều trần về các mặt hàng bị áp thuế trong danh sách 200 tỷ này, và sẽ mất khoảng 2 tháng để hoàn tất bản danh sách cuối cùng. Sau đó ông Trump sẽ phải quyết định có tiếp tục triển khai chính sách đó hay không.
Cũng chưa chắc danh sách áp thuế mới này sẽ được chấp thuận, tuy nhiên động thái này đã đánh dấu cấp độ gia tăng căng thẳng đáng kể trong quan hệ thương mại Mỹ - Trung.
Người đứng đầu Nhà Trắng luôn bày tỏ quan điểm rằng Mỹ luôn ở thế bất lợi không công bằng trong thương mại với Trung Quốc.
Gần đây nhất, ngày 6/7, Mỹ đã chính thức áp thuế nhập khẩu 25% đối với 34 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, chủ yếu là máy móc, thiết bị điện tử và công nghệ cao. Chưa dừng ở đó, đợt áp thuế tiếp theo với 16 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc có thể có hiệu lực sau vài tuần.
Ngay sau đó, Ủy ban Hải quan và Thuế Trung Quốc thông báo sẽ đánh thuế bổ sung đối với danh mục gồm 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ, trị giá 34 tỷ USD. Thuế mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 6/7/2018, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp, xe cộ và thủy sản.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Trump cảnh báo rằng Washington sẵn sàng áp thêm mức thuế 10% nhằm vào hàng hóa của Trung Quốc trị giá 200-300 tỷ USD nếu Bắc Kinh từ chối nhượng bộ các yêu cầu của Mỹ và tiếp tục trả đũa. Nếu cảnh báo này được hiện thực hóa, tổng số hàng hóa của Trung Quốc bị Mỹ áp thuế có thể lên tới hơn 550 tỷ USD, cao hơn cả mức 506 tỷ USD giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ năm 2017.
Theo chuyên gia kinh tế trưởng của DBS, Taimur Baig, một cuộc chiến thương mại toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc có thể làm giảm 0,25% tổng GDP của cả hai nền kinh tế trong năm nay. Tình hình sẽ còn tồi tệ hơn trong năm tới, khi cả hai nước đều phải chứng kiến mức suy giảm kinh tế khoảng 0,5% hoặc cao hơn.
Bên cạnh đó, hàng loạt quốc gia châu Á khác cũng sẽ chịu tác động từ các động thái “ăn miếng trả miếng” của Mỹ và Trung Quốc. Reuters dẫn báo cáo phân tích của DBS cho thấy Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan và Singapore sẽ là các nền kinh tế gặp rủi ro cao nhất tại châu Á vì chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vì các nước này có độ mở thương mại cao và tham gia nhiều vào chuỗi cung ứng.
Xem thêm >> Mỹ nhận ‘đòn đau’ từ Nga khi đang ‘loay hoay’ đối phó với Trung Quốc
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.