Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Ngày 29/6 tới, Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG) sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020.
Khác với lần họp trước khi mọi thứ mới chỉ dừng ở mức tuyên bố vì việc tiếp quản mới chỉ diễn ra vài tháng, ở đại hội đồng cổ đông lần này, các cổ đông nói riêng cũng như giới đầu tư nói chung có dịp nhìn lại và đánh giá kết quả kinh doanh cũng như tình hình tài chính của Vinaconex sau hơn một năm kể từ khi có ban lãnh đạo mới.
Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2019 của Vinaconex cho thấy, doanh thu thuần năm vừa qua của tổng công ty này giảm nhẹ 2,3% so với năm 2018. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế vẫn tăng 22%, đạt 965 tỷ đồng.
Xét về mặt số liệu, mức tăng 22% là khá khả quan nhưng nếu nhìn thực chất hơn vào dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, tình hình lại kém khả quan hơn nhiều.
Cụ thể, năm 2019, mặc dù ghi nhận lợi nhuận trước thuế 965 tỷ đồng nhưng kết năm, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex lại âm nặng, tới (-) 1.493 tỷ đồng. Nôm na là hoạt động kinh doanh – hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp - không những không giúp gia tăng thêm nguồn tiền cho Vinaconex mà trái lại, còn tiêu tốn lượng tiền lên đến cả nghìn tỷ đồng chỉ riêng trong năm vừa qua.
Nguyên nhân quan trọng nhất gây ra tình trạng này là việc trong năm, các khoản phải thu của Vinaconex tăng rất mạnh, trong đó chủ yếu là gia tăng các khoản trả trước cho người bán ngắn hạn và khoản phải thu liên quan đến việc góp vốn vào các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Cụ thể hơn, trong năm 2019, Vinaconex đã tăng trả trước cho Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 số tiền lên đến 578 tỷ đồng; cùng với đó là Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Royal Hà Nội với số tiền 103 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển hạ tầng Long Việt với số tiền 74 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Dịch vụ Đầu tư và Quản lý Bất động sản Việt với số tiền 50 tỷ đồng.
Đặc biệt, khoảng 1.000 tỷ đồng khoản phải thu tăng thêm trong năm là phần góp vốn vào các hợp đồng kinh doanh. Thuyết minh báo cáo tài chính không nói rõ đây là các hợp đồng kinh doanh nào, với đối tượng nào, chỉ cho biết đây là “các hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hợp tác đầu tư và phân chia lợi nhuận mà không thành lập pháp nhân mới với các đối tác kinh doanh”.
Đến cuối năm 2019, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến hơn 60% tài sản ngắn hạn và chiếm hơn 37% tổng tài sản của Vinaconex.
Bản thân Ban kiểm soát của Vinaconex, trong kiến nghị gửi đến đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020, cũng nhấn mạnh rằng HĐQT, ban điều hành tổng công ty phải "tích cực thu hồi công nợ; lưu ý các khoản chi phí, công nợ tồn đọng lâu ngày".
Dòng tiền kinh doanh âm nặng phần nào khiến Vinaconex phải bù đắp bằng việc gia tăng mạnh hoạt động vay nợ. Kết năm 2019, tổng nợ vay (cả ngắn hạn và dài hạn) của tổng công ty này ở mức 4.661 tỷ đồng, tăng tới 1.081 tỷ đồng so với hồi đầu năm.
Không chỉ năm 2019, sang quý I/2020, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của Vinaconex tiếp tục âm rất nặng, lên tới (-) 1.060 tỷ đồng tính riêng trong một quý. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do tăng các khoản phải thu.
Tại đại hội năm ngoái, một số cổ đông lớn của Vinaconex như Công ty TNHH Đầu tư Star Invest (sở hữu 7,57% cổ phần) và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ (sở hữu 21,28% cổ phần) đã lên tiếng phản đối quy chế tài chính mới, đề nghị bổ sung một số nội dung vào chương trình họp đại hội, trong đó có nội dung liên quan đến quy chế tài chính nhưng đã bị phủ quyết.
Ông Đào Ngọc Thanh, Chủ tịch HĐQT Vinaconex, đồng thời là người đại diện của nhóm An Quý Hưng – cổ đông chi phối sở hữu 57,71% cổ phần Vinaconex, nhấn mạnh tại đại hội cổ đông 2019 rằng: “Ở đây không có câu chuyện phân chia quyền lực. Tôi còn làm chủ tịch thì không có khái niệm phân chia quyền lực”.
“HĐQT có 7 người bỏ phiếu, nếu bạn mà không chấp nhận thì cứ quá bán mà quyết định”, người đứng đầu HĐQT Vinaconex nêu quan điểm.
“Tôi sẵn sàng đi tù nếu tôi làm sai, tôi năm nay 71 tuổi đi tù cũng không sao”, ông Thanh nói tại đại hội.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.