Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Hơn 1 năm trước, vào tháng 11/2018, trước khi diễn ra phiên đấu giá bán cổ phiếu VCG thuộc sở hữu của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và Tập đoàn Viettel, Vinaconex bất ngờ ra thông báo giảm tỷ lệ sở hữu nước ngoài từ 49% về 0%, hạn chế nhà đầu tư nước ngoài tham gia.
Nguyên nhân là trong số mã ngành, nghề đăng ký kinh doanh của Vinaconex có một vài ngành nghề bị giới hạn tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 0% như xuất khẩu lao động, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn; bán buôn thuốc lá và bán xăng dầu.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra vào tháng 6, cổ đông công ty đã thông qua việc loại bỏ, thay đổi ngành nghề kinh doanh để tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trở lại 49% . Sau đó, tổng công ty đã thực hiện thủ tục thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đăng ký thay đổi lần thứ 10 ngày 1/8 vừa qua. Vinaconex hiện có 24 mã ngành kinh doanh.
Hôm 30/10, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã đưa ra quyết định cho Vinaconex khôi phục lại room ngoại ở mức 49%.
Lũy kế 9 tháng, Vinaconex báo doanh thu thuần 6.237 tỷ đồng, thực hiện 62% kế hoạch năm. Trong đó, hoạt động xây lắp chiếm một nửa doanh thu, kinh doanh bất động sản đóng góp 22%. Doanh thu còn lại đến từ sản xuất công nghiệp, hoạt động giáo dục, cho thuê, cung cấp dịch vụ. Giá vốn hàng bán giảm 5,4%, nhờ đó lợi nhuận gộp tăng 21% lên 926,4 tỷ đồng. Vinaconex báo lãi ròng 9 tháng đạt 564 tỷ đồng, tăng trưởng 54% so với cùng kỳ 2018 và thực hiện 76% kế hoạch năm. Lãi ròng cổ đông công ty mẹ đạt 469 tỷ đồng, tăng 71%.
Tính đến 30/9, tổng tài sản của Vinaconex đạt 20.077 tỷ đồng, trong đó 62% là tài sản ngắn hạn. Trong đó phải thu ngắn hạn gần 6.717 tỷ đồng, chiếm 58% là phải thu khách hàng gồm 802 tỷ đồng từ Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh, 153 tỷ đồng tại ADG Holding, cùng 2.373 tỷ đồng từ khách hàng khác. Hàng tồn kho hơn 3.120 tỷ đồng, chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Bên cạnh đó, công ty cũng có 1.572 tỷ đồng tài sản dở dang dài hạn với 913,8 tỷ đồng tại dự án Cái Giá, Cát Bà. Vinaconex đang nợ tài chính hơn 4.106 tỷ đồng, với 65% là vay ngắn hạn. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 849 tỷ đồng, bên cạnh quỹ đầu tư phát triển 942 tỷ đồng và thặng dư vốn cổ phần 355 tỷ đồng.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.