'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Hiện nay, có một số tổ chức lớn về xếp hạng thị trường như S&P Global (Standard & Poor’s Global), FTSE (Financial Times Stock Exchange), MSCI (Morgan Stanley Capital International).
Một trong các chỉ số nổi tiếng nhất có thể kể đến là chỉ số thị trường mới nổi (MSCI EM Index) của MSCI, theo dõi hoạt động trên thị trường cổ phiếu của một số nước phát triển và khu vực.
Hiện tại, các chỉ số của MSCI được nhiều nhà đầu tư tham chiếu với tổng giá trị tài sản hơn 10.000 tỷ USD, trong đó 1.600 tỷ USD tham chiếu đến chỉ số MSCI EM Index.
Do đó, việc được MSCI nâng từ mức cận biên (Frontier) lên mới nổi (Emerging) sẽ có tác động rất lớn đến hình ảnh TTCK Việt Nam.
Vậy TTCK Việt Nam cần những yếu tố gì để được nâng hạng?
Có 2 tiêu chuẩn lớn được đưa ra xem xét để nâng hạng một thị trường từ cận biên lên mới nổi, bao gồm:
Yêu cầu về quy mô và thanh khoản của thị trường (bao gồm các tiêu chí định lượng như số doanh nghiệp đạt chuẩn về quy mô doanh nghiệp, quy mô giao dịch cổ phiếu và thanh khoản);
Tiêu chuẩn về tiếp cận thị trường (là các tiêu chí định tính phụ thuộc vào đánh giá của khách hàng cũng như chính MSCI, bao gồm 5 nội dung như mở cửa thị trường với sở hữu nước ngoài; mức độ thuận lợi cho dòng vốn vào - ra; hiệu quả của các khuôn khổ hoạt động; môi trường cạnh tranh và sự ổn định của cơ cấu, tổ chức).
Ở tiêu chuẩn quy mô và tính thanh khoản của thị trường, một quốc gia được coi là thị trường mới nổi phải có ít nhất 3 công ty thỏa mãn các điều kiện sau:
Quy mô công ty (giá trị vốn hóa) 1.594 triệu USD; quy mô giao dịch cổ phiếu (giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng) 797 triệu USD; thanh khoản của cổ phiếu bình quân hàng năm đạt 15% giá trị vốn hóa tự do chuyển nhượng (ATVR 15%).
Tại thời điểm tháng 6/2018, Việt Nam đã có 7 doanh nghiệp đạt tất cả các tiêu chuẩn, nhiều hơn mức yêu cầu của MSCI.
Xét riêng về tiêu chí quy mô doanh nghiệp, Việt Nam có 22 doanh nghiệp đạt tiêu chí này. Về quy mô chứng khoán (vốn hóa của chứng khoán lưu hành), Việt Nam có 16 doanh nghiệp đạt tiêu chí. Về thanh khoản chứng khoán, Việt Nam có 276 doanh nghiệp đạt tiêu chí.
Như vậy, các tiêu chí định lượng không phải trở ngại với Việt Nam vì trên thị trường đã có đủ số lượng cổ phiếu đại diện và dự kiến sẽ có thêm nhiều cổ phiếu đạt yêu cầu trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhóm tiêu chí định tính vẫn là nhóm tiêu chí cần tiếp tục xem xét trong quá trình nâng hạng của thị trường Việt Nam.
Theo Báo cáo xếp hạng thị trường của MSCI, công bố tháng 6/2018, thị trường Việt Nam còn cần cải thiện 3/5 vấn đề trong tiêu chuẩn về tiếp cận thị trường.
Theo đó, các tiêu chí Việt Nam cần phải cải thiện là luồng thông tin (không phải tất cả các thông tin đều đầy đủ bằng tiếng Anh), thanh toán và bù trừ (không có trung tâm thanh toán bù trừ chính thức và trung tâm lưu ký đóng vai trò là đại lý thanh toán bù trừ; không có các phương tiện thấu chi và có quy định phải ký quỹ giao dịch);
Các giao dịch ngoài sàn và các giao dịch chuyển nhượng không đi kèm thanh toán tiền phải được sự chấp thuận trước của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; chưa có quy định về cho vay, bán khống chứng khoán.
Có thể thấy, nhiều đánh giá của MSCI vẫn còn chưa thật sự cập nhật với các thay đổi gần đây của TTCK Việt Nam như các đánh giá về thanh toán bù trừ, khả năng chuyển nhượng chứng khoán…
Điều đó cho thấy vấn đề truyền thông đối với các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư có tổ chức vẫn chưa thực sự chủ động và bài bản.
Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng TTCK Việt Nam còn nhiều vấn đề cần được cải thiện như vấn đề tỷ lệ sở hữu nước ngoài, thị trường ngoại hối, luồng thông tin bằng tiếng Anh, trong đó điểm mấu chốt là nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin về doanh nghiệp cũng như các thông tin chính sách, các quy định pháp luật không chỉ trong lĩnh vực chứng khoán, mà còn cả các lĩnh vực khác có liên quan…
Qua 18 năm ra đời và phát triển, TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Tính đến thời điểm 30/8/2018, vốn hóa thị trường đạt 4.057.000 tỷ đồng, tăng 4,55% so với cuối năm 2017, tương đương với 81% GDP, vượt mục tiêu đặt ra trong Đề án phát triển TTCK đến năm 2020.
TTCK phái sinh đã triển khai được hơn 1 năm và giao dịch khá sôi động, góp phần cung cấp thêm công cụ quản lý rủi ro và lựa chọn mới cho nhà đầu tư.
Hàng hóa trên thị trường ngày càng đa dạng với 748 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sàn và 770 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.148.000 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cuối năm 2017.
Niềm tin của nhà đầu tư với thị trường ngày càng tăng, thể hiện qua việc gia tăng về số lượng tài khoản (tính đến ngày 31/8/2018 đạt gần 2,1 triệu tài khoản, tăng 8,8% so với cuối năm 2017, trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài tăng 19% so với cuối 2017) song song với sự gia tăng về thanh khoản (tăng 60% từ mức 3.000 tỷ đồng/phiên năm 2016 lên mức 5.198 tỷ đồng/phiên vào tháng 8/2018).
Về công tác huy động vốn, tính từ đầu năm 2000 đến tháng 6/2018, TTCK đã giúp doanh nghiệp và Chính phủ huy động hơn 2,1 triệu tỷ đồng thông qua nhiều hình thức khác nhau, trong đó, Chính phủ đã huy động được hơn 1,6 triệu tỷ đồng; doanh nghiệp đã huy động được 551.000 tỷ đồng thông qua đấu giá cổ phần hoá và phát hành cổ phiếu, trái phiếu (riêng 6 tháng đầu năm, huy động vốn qua TTCK đạt 11.000 tỷ đồng).
Những kết quả trên cho thấy TTCK bắt đầu song hành với thị trường tín dụng ngân hàng trong cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế. Để đạt được những thành quả đó, bên cạnh nỗ lực của cơ quan quản lý là cả những chuyển biến tích cực từ phía doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần khắc phục để tiếp tục phát triển TTCK nhanh, bền vững và minh bạch, từ đó hướng đến mục tiêu nâng hạng thị trường.
Cụ thể, TTCK Việt Nam vẫn khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các điều kiện kinh tế, diễn biến thị trường tài chính thế giới, trong khi đó các tổ chức đầu tư còn ít, nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm đa số và tâm lý dễ chịu tác động bởi tin đồn, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của TTCK.
Cấu trúc của thị trường chưa hoàn chỉnh do quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp còn nhỏ, chưa hỗ trợ tối đa hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp; TTCK phái sinh mới ở giai đoạn phát triển ban đầu.
Bên cạnh đó, chất lượng quản trị công ty còn thấp so với mặt bằng chung của các nước trong khu vực, các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức tuân thủ các quy định.
Việc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài của công ty đại chúng gặp nhiều khó khăn do vướng mắc từ pháp luật chuyên ngành và pháp luật đầu tư.
Ngoài ra, nhiều yếu tố khác cần được tiếp tục cải thiện để phục vụ cho mục tiêu nâng hạng thị trường như mức độ tự do trên thị trường ngoại hối, giảm thiểu sự can thiệp hành chính của nhà nước vào hoạt động doanh nghiệp; cải thiện độ mở của thị trường đối với các nhà đầu tư nhất là các nhà đầu tư quốc tế;
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp... là những công việc cần sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị và đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ “vĩ mô” như là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính.
Trong thời gian tới, UBCK sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện khung pháp lý, công việc trọng tâm là sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán theo hướng giải quyết các vướng mắc hiện hành với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư;
Nâng cao thẩm quyền của cơ quan quản lý trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm trên thị trường; nâng cao chất lượng quản trị công ty;
Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa trên thị trường; bổ sung nguyên tắc áp dụng báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế, vấn đề công bố thông tin bằng tiếng Anh...
Thứ hai, đa dạng và nâng cao chất lượng hàng hóa: Đẩy mạnh công tác cổ phần hóa, thoái vốn của các DNNN gắn với việc niêm yết và đăng ký giao dịch.
Đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế; đồng thời nghiên cứu, triển khai mô hình, cơ chế và hạ tầng công nghệ, kỹ thuật cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là cơ sở dữ liệu thông tin về trái phiếu doanh nghiệp.
Thứ ba, phát triển cơ sở nhà đầu tư, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tăng cường phát triển cơ sở các nhà đầu tư chuyên nghiệp thông qua việc phát triển các quỹ đầu tư chứng khoán; duy trì, giữ mối quan hệ chặt chẽ, tổ chức đối thoại thường xuyên với thành viên thị trường...
Thứ tư, tăng cường tính minh bạch: Tăng cường giám sát chất lượng của các công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính của công ty đại chúng; chất lượng hồ sơ tư vấn phát hành, niêm yết của công ty chứng khoán; nâng cao trách nhiệm của công ty đại chúng thông qua áp dụng các thông lệ tốt về quản trị công ty theo Nghị định 71/2017/NĐ-CP...
Thứ năm, tái cấu trúc các tổ chức tham gia thị trường: Tiến hành phân loại các CTCK, công ty quản lý quỹ (CTQLQ) theo chất lượng tài chính và khả năng cung cấp dịch vụ; thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 2 Sở.
Phát triển, phân định các khu vực thị trường để nâng cao vị thế của Sở trong khu vực ASEAN; nghiên cứu áp dụng mô hình thanh toán đối tác bù trừ trung tâm (CCP) cho cả các giao dịch trên thị trường cơ sở theo thông lệ.
Thứ sáu, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm: Tăng cường giám sát, phát hiện và xử phạt nghiêm các vi phạm về thao túng, nội gián, gian lận, minh bạch thông tin.
Nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam được đánh giá là khá tốt khi có tốc độ tăng trưởng GDP nằm trong TOP cao nhất châu Á, lạm phát, tỷ giá và lãi suất được giữ ở mức ổn định.
Cùng với đó là TTCK có quy mô ngày càng tăng trưởng, lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục duy trì khá, mặt bằng định giá giảm về mức tương đối hấp dẫn.
Những yếu tố này cho thấy TTCK Việt Nam vẫn có sức hấp dẫn riêng đối với các nhà đầu tư. Cùng với những giải pháp căn bản hướng tới sự phát triển ổn định và bền vững của TTCK, mục tiêu nâng hạng sẽ không còn xa.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.