'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Năm 2018 được coi là đỉnh điểm cho sự “lấn sân” của nhiều doanh nghiệp (DN) lớn sang lĩnh vực y tế. Điển hình như: Hệ thống Nha khoa Mỹ sáp nhập vào Sun Medical Center; Dược Cửu Long mua Dược phẩm Euvipharm; Tập đoàn dược Adamed Group của Ba Lan mua lại 70% cổ phần của Đạt Vi Phú (Davipharm); Tập đoàn Hoàn Mỹ hoàn tất việc mua lại Bệnh viện quốc tế Hạnh Phúc; FPT mua nhà thuốc Long Châu hay Thế giới Di động mua 49% vốn cổ phần hệ thống nhà thuốc An Khang…
Sau hàng loạt cuộc sáp nhập rất thành công, với giá trị tới hàng nghìn tỷ đồng trong năm 2018, thì trong quý 1/2019, cuộc đua trên thị trường này tiếp tục diễn ra khá sôi động. Mở đầu là Dự án bệnh viện đa khoa Quốc tế tỉnh Thái Bình, với 1.000 giường, do Tập đoàn FLC đầu tư.
Mới đây, Công ty VinFa (thành viên Tập đoàn Vingroup) và Tập đoàn Dược phẩm DKSH (Thụy Sĩ) đã ký kết hợp tác chiến lược trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối thuốc. Không những thế, VinFa và DKSH còn hướng đến tìm kiếm các nhà sản xuất dược phẩm công nghệ cao trên thế giới để đưa các loại thuốc tiên tiến về sản xuất tại Việt Nam; cũng như thông qua mạng lưới sẵn có, VinFa và DKSH lên ý tưởng xuất khẩu thuốc nội, đặc biệt là các sản phẩm thuốc y học cổ truyền được sản xuất theo công nghệ tiên tiến ra nước ngoài.
Không chỉ DN của các nền kinh tế hàng đầu châu Âu, mà khá nhiều DN châu Á cũng tìm mọi cách lấn sâu vào sân chơi của thị trường dịch vụ y tế Việt Nam, trong đó nổi lên là Ấn Độ và Trung Quốc…
Theo ông Trương Quốc Cường - Thứ trưởng Bộ Y tế, thị trường dịch vụ y tế của Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để các nhà đầu tư, sản xuất, kinh doanh, phân phối, tìm kiếm đối tác, hợp tác. Minh chứng là sau 25 kỳ tổ chức, Triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Việt Nam lần thứ 26 diễn ra mới đây, thu hút 450 DN trong và ngoài nước tham gia với 550 gian hàng; trong đó có nhiều đoàn DN thường xuyên tham dự như Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Thái Lan... “Điều này chứng tỏ kỳ vọng của các nhà sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực y tế về sự phát triển của thị trường dược phẩm, trang thiết bị y tế, dịch vụ khám chữa bệnh tại Việt Nam” - ông Cường khẳng định.
Cùng quan điểm với Thứ trưởng Bộ Y tế, nhiều chuyên gia đánh giá rằng, được thúc đẩy bởi dân số trên 93 triệu người, thị trường dược phẩm của Việt Nam đang thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài khi tốc độ tăng trưởng của các DN luôn ở mức 2 con số. Bên cạnh đó, dù chưa có con số thống kê chính thức nhưng ước tính mỗi năm khoảng 40.000 người Việt Nam ra nước ngoài để khám chữa bệnh, với chi phí hơn 1 tỷ USD, cho thấy tiềm năng của thị trường dịch vụ y tế Việt Nam còn rất lớn.
Tuy nhiên, sự gia nhập ồ ạt của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam cũng tạo áp lực lớn với DN dược trong nước. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để đáp ứng nhu cầu của phân khúc khám chữa bệnh chất lượng cao, bên cạnh cơ sở hạ tầng được đầu tư bài bản thì yếu tố quan trọng nhất vẫn là chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, cần có một hệ thống dịch vụ tích hợp, hiệu quả và khác biệt, cùng chất lượng lâm sàng chuẩn quốc tế…
Báo cáo thống kê của Công ty Khảo sát thị trường quốc tế Business Monitor International (BMI) chi tiêu cho sức khỏe của Việt Nam sẽ đạt khoảng 33,7 tỷ USD vào năm 2025. |
Xem thêm >> Lãi suất liên ngân hàng giảm dù Ngân hàng Nhà nước hút ròng gần 23.000 tỷ đồng
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.