Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Euromonitor đã xếp Việt Nam trong nhóm các quốc gia có triển vọng M&A tích cực, cùng với Trung Quốc, Phillipines, Đài Loan, Ả Rập Saudi… Đồng thời dự báo Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vị trí thứ hai trong top 20 quốc gia có chỉ số đầu tư M&A cao nhất năm 2021, vượt qua Trung Quốc, Indonesia và chỉ xếp sau Mỹ. Được biết, năm 2021, Euromonitor dự báo chỉ số đầu tư M&A của Việt Nam là 94,6 điểm, trong khi năm 2019 chỉ là 74 điểm.
Ngoài ra, Việt Nam còn lọt top 5 thị trường có tăng trưởng điểm số hoạt động M&A nhanh nhất thế giới, đứng sau Singapore, Ireland, Philippines và Qatar.
Theo Euromonitor, động lực của các thương vụ M&A tại Việt Nam đến từ việc các doanh nghiệp phương Tây rút khỏi Trung Quốc để tránh những rủi ro đến từ thương chiến Mỹ - Trung. Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, khiến hầu hết các chính phủ phương Tây phải hạ lãi suất cơ bản, giúp giảm chi phí vay.
"Các yếu tố này sẽ tạo ra cơ hội tốt cho các doanh nghiệp mở rộng hoạt động tại nước ngoài thông qua mua bán sáp nhập", Euromonitor nhận định.
Trong thời gian tới, Euromonitor cho rằng các lĩnh vực hấp dẫn nhất đối với M&A là xây dựng, mạng lưới phân phối, sản xuất và cơ sở hạ tầng công cộng.
Euromonitor cho biết trong giai đoạn 2015 - 2019, Trung Quốc và Mỹ là hai thị trường M&A năng động nhất thế giới. Tuy nhiên, bối cảnh kinh tế mới của thế giới đang thay đổi vì Mỹ và Trung Quốc cũng như quá trình cải cách kinh tế, chính trị trong nước sẽ giúp khu vực Đông Nam Á tăng trưởng về đầu tư, trở thành địa điểm hấp dẫn cho hoạt động M&A ngày càng gia tăng.
Môi trường M&A đã thay đổi trong suốt 5 năm qua và các thương vụ ghi nhận sự dịch chuyển trong cấu trúc và trọng tâm. Số lượng thương vụ M&A toàn cầu đã sụt giảm hơn 20% trong cùng giai đoạn và theo hướng hợp nhất, liên kết theo chiều dọc trong một số ngành.
Bắc Mỹ là khu vực sôi động nhất, đứng đầu về số thương vụ, theo sau là Tây Âu và châu Á – Thái Bình Dương, xét trong giai đoạn 2015 – 2020.
Dự báo trong giai đoạn 2020 – 2021, Nam Mỹ là khu vực đứng đầu về tăng trưởng chỉ số M&A (13,7%), tiếp đến là châu Á – Thái Bình Dương (8,2%).
Trong nước, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng giá trị giao dịch M&A đạt khoảng 10 tỷ USD năm 2018, tăng 60% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt khoảng 15,6 tỷ USD vào năm ngoái, tăng 54% so với cùng kỳ năm trước đó.
Hai ngành có hoạt động M&A mạnh nhất trong năm 2018 và 2019 là sản xuất hàng tiêu dùng và bất động sản. Các ngành chủ chốt khác bao gồm tài chính tiêu dùng, bán lẻ, thủy sản, logistics và giáo dục. Các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore đóng vai trò rất quan trọng trong thị trường M&A tại Việt Nam trong năm 2018 và 2019 với khối lượng các giao dịch được hoàn tất ấn tượng.
Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam trong báo cáo giữa tháng 6 vừa qua cho rằng những con số này sẽ còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong năm 2020, vì đây là thời điểm nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm cách vào thị trường Việt Nam để có thể tận dụng được toàn bộ những lợi ích mà các hiệp định thương mại tự do mang lại trong những năm tới, bao gồm cả EVFTA.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.