Cổ phiếu 'vua' dẫn dắt thị trường, VN-Index nối dài đà tăng
(VNF) - Phiên giao dịch ngày 15/5, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò đầu tàu, góp phần đáng kể vào đà tăng của VN-Index.
Sau cuộc khủng hoảng năm 2022 – 2023, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đã có một năm 2024 phục hồi mạnh mẽ.
Báo cáo mới đây của VIS Rating cho biết, tổng giá trị phát hành trong năm 2024 đạt 472 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với năm 2023. Trong đó, 83% lượng phát hành mới đến từ tổ chức phát hành thuộc ngành ngân hàng và bất động sản nhà ở. Phần lớn trái phiếu phát hành mới năm 2024 có kỳ hạn từ 3 năm hoặc ngắn hơn.
Tỷ lệ chậm trả tích lũy đến cuối tháng 12/2024 đạt 14,3%. 21 tổ chức phát hành chậm trả lần đầu trong năm 2024, giảm so với con số 79 trong năm 2023. Xét về nhóm ngành, ngành năng lượng có tỷ lệ chậm trả tích lũy cao nhất, ở mức 42%. Còn ngành bất động sản nhà ở chiếm 62% tổng giá trị trái phiếu chậm trả trên thị trường.
Về tình hình xử lý chậm trả, tỷ lệ thu hồi nợ gốc chậm trả tăng lên 24,8% vào cuối năm 2024, cao hơn 6% so với đầu năm. Các tổ chức phát hành đã trả 21.000 tỷ đồng dư nợ gốc trái phiếu chậm trả trong năm vừa qua. Ngoài ra, 80% số trái phiếu chậm trả có tỷ lệ thu hồi nợ gốc đang ở mức dưới 5% so với tổng giá trị.
Về hồ sơ tín nhiệm của tổ chức phát hành, theo VIS Rating, 25% số tổ chức phát hành trong năm 2024 có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới Trung Bình” hoặc yếu hơn, cải thiện so với mức 34% trong năm 2023.
Theo ông Nguyễn Đình Duy - Giám đốc, Chuyên gia Phân tích Cấp cao của VIS Rating, Luật Chứng khoán sửa đổi đang mở ra một giai đoạn phát triển mới cho thị trường TPDN.
“Những thay đổi trong luật không chỉ giúp hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường kỷ luật thị trường mà còn nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin. Đây là yếu tố then chốt giúp khôi phục niềm tin của nhà đầu tư, từ đó tạo động lực để hoạt động phát hành trái phiếu khởi sắc trở lại”, ông nói.
Còn theo ông Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, Ban Kinh tế Trung ương, mặc dù còn “non trẻ” song thị trường TPDN tại Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm và bước ngoặt.
“Từ những biến động trong quá khứ, hệ thống pháp lý dần được hoàn thiện hơn. Cùng với đó, những quy định về xếp hạng tín nhiệm hay yêu cầu về bảo lãnh ngân hàng và tài sản đảm bảo trong Luật Chứng khoán sửa đổi cũng giúp bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và tổ chức phát hành tốt hơn. Qua đó, kênh huy động vốn này trở nên minh bạch và đáng tin cậy hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững và lành mạnh của thị trường”, ông nói.
Từ bước đệm tích cực của năm 2024, thị trường TPDN được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng tốc trong năm 2025. Theo các chuyên gia phân tích của MBS, thị trường TPDN năm 2025 đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển mới.
“Trong năm 2025, thị trường TPDN được thúc đẩy bởi sự phục hồi của hoạt động sản xuất kinh doanh và thị trường bất động sản. Cùng với đó, giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh trong khi các quy định pháp lý rõ ràng sẽ là những yếu tố cải thiện chất lượng thị trường TPDN cũng như củng cố niềm tin của nhà đầu tư”, chuyên gia MBS nhận định.
Phân tích cụ thể hơn, các chuyên gia MBS cho rằng, đà tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế năm 2025 sẽ là nền tảng hỗ trợ cho sự phục hồi của các ngành như bất động sản, sản xuất công nghiệp. Nhờ đó, tăng trưởng GDP năm 2025 dự báo sẽ đạt mức 7,1% - 7,5%, cao hơn so với mức 7,09% của năm 2024, nhờ đẩy mạnh vốn đầu tư công và sự phục hồi của hoạt động sản xuất.
Đồng thời, năm 2025 là năm cuối cùng của Kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 -2025, với mức đầu tư công lên đến 791 nghìn tỷ đồng (hiện đang được đề xuất tăng lên mức 875 nghìn tỷ đồng). Các đột phá về thể chế khi các luật như Luật Đầu tư công (sửa đổi), Luật đầu tư,.. có hiệu lực trong năm nay được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết các điểm nghẽn và tăng hiệu quả giải ngân trong năm nay.
Bên cạnh đó, môi trường lãi suất hấp dẫn được kỳ vọng sẽ thu hút nguồn vốn nhàn rỗi và thúc đẩy nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp.
Một điểm đáng chú ý khác là triển vọng ngành bất động sản – một trong những ngành phát hành trái phiếu lớn nhất trên thị trường - sẽ tích cực hơn trong năm 2025. Cùng với Luật Kinh doanh Bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi) đã được thông qua trong kỳ họp Quốc hội khóa XV vừa qua, Luật Đất đai (sửa đổi) tiếp tục được thông qua trong kỳ họp Quốc hội bất thường lần thứ 5 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho thị trường bất động sản nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Các chuyên gia MBS cho rằng, Luật Đất Đai (sửa đổi) sẽ có tác động tích cực đến nguồn cung bất động sản dân dụng trong trung – dài hạn nhờ giải quyết vướng mắc trong vấn đề xác định tiền sử dụng đất bằng cách điều chỉnh bảng giá đất phù hợp với giá thị trường. Bước sang năm 2025, thị trường bất động sản dự kiến bước vào chu kì hồi phục nhờ nguồn cung căn hộ dự kiến cải thiện, mặt bằng lãi suất thấp được duy trì và rủi ro thanh khoản giảm khi các doanh nghiệp chủ động giảm tỷ trọng nợ vay.
Tuy nhiên, theo Giám đốc Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo kinh tế, để phát triển kênh TPDN trong dài hạn, yêu cầu cấp thiết đặt ra là cần phải có hệ thống pháp luật, tách bạch giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại để đảm bảo rủi ro không lan từ thị trường vốn sang thị trường tín dụng.
Bên cạnh đó, trong năm 2025, nhiều dự án hạ tầng quan trọng được triển khai, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp là rất lớn. “Do đó, chúng ta cần có chính sách để khuyến khích các doanh nghiệp trúng thầu những dự án trên tham gia huy động vốn qua kênh TPDN. Điều này không chỉ giúp các doanh nghiệp có thể huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả hơn mà còn giúp giảm áp lực lên ngân sách nhà nước cũng như hệ thống ngân hàng”, ông gợi mở.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Duy nhấn mạnh, minh bạch hóa thông tin, tăng kỷ luật thị trường sẽ là những yếu tố then chốt để thị trường TPDN phát triển về cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Ngoài ra, việc thúc đẩy văn hóa xếp hạng tín nhiệm cũng giúp tăng tính chuyên nghiệp của các doanh nghiệp khi tham gia thị trường.
Một điểm đáng chú ý khác là sự tham gia của các nhà đầu tư tổ chức trên thị trường TPDN còn khá hạn chế. Do đó, để thị trường TPDN phát triển bền vững, cần có sự góp mặt mạnh mẽ hơn từ các quỹ bảo hiểm, quỹ hưu trí và các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp.
“Đây là những nhà đầu tư dài hạn với nguồn vốn lớn, có khả năng tạo nền tảng ổn định cho thị trường. Việc thúc đẩy họ tham gia không chỉ giúp đa dạng hóa nhà đầu tư mà còn nâng cao tính thanh khoản, giảm rủi ro mất cân đối trên thị trường”, ông Duy nhận định.
(VNF) - Phiên giao dịch ngày 15/5, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò đầu tàu, góp phần đáng kể vào đà tăng của VN-Index.
(VNF) - Hiệu ứng từ cái tên G-Dragon đã tạo ra một cú hích mạnh mẽ cho cổ phiếu VPB, khi mã này tăng kịch biên độ trong phiên giao dịch ngày 14/5, với thanh khoản lên tới gần 96 triệu đơn vị.
(VNF) - Bao bì Mỹ Châu (HoSE: MCP) – doanh nghiệp bao bì kim loại duy nhất niêm yết trên sàn HoSE báo lãi sau thuế năm 2024 vượt 35% kế hoạch và tăng tới 173% so với cùng kỳ, đồng thời đặt mục tiêu duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025, hướng tới vị thế dẫn đầu ngành bao bì kim loại Việt Nam vào năm 2030.
(VNF) - Công ty TNHH Đầu tư tài chính và phát triển công nghệ cao bị cưỡng chế thuế do nợ thuế 592 triệu đồng.
(VNF) - Với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm, một công ty khai thác than vừa chốt quyền chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ suất vượt 400% thị giá cổ phiếu.
(VNF) - Dự thảo Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân đưa ra những cơ chế, chính sách đặc biệt nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp phát triển
(VNF) - Sau giai đoạn mở rộng và tái cấu trúc, Bách Hóa Xanh của MWG đang lên kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán, đồng thời triển khai chương trình phát hành quyền chọn mua cổ phần có điều kiện cho đội ngũ quản lý chủ chốt nhằm củng cố năng lực cạnh tranh và gắn kết đội ngũ lãnh đạo.
(VNF) - Mạnh tay chi gần 2.300 tỷ đồng gom cổ phiếu vốn hóa lớn, khối ngoại có phiên mua ròng cao nhất kể từ đầu năm 2025.
(VNF) - Trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ, Bộ Tài chính đã bổ sung giải thích từ ngữ về mô tả hành vi thao túng thị trường tài sản mã hóa để có cơ sở xác định, xử lý hành vi này.
(VNF) - Mặc dù tạm gián đoạn hoạt động xuất khẩu sang Mỹ trong thời gian 6 tháng kể từ tháng 9/2024, Tập đoàn Hoa Sen (HoSE: HSG) vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực với lợi nhuận sau thuế 7 tháng ước đạt 460 tỷ đồng, hoàn thành 92% kế hoạch.
(VNF) - Thông tin về tân Tổng Giám đốc Bamboo Capital không chỉ thúc đẩy đà tăng mạnh của cổ phiếu BCG mà còn lan tỏa hiệu ứng tích cực đến các mã liên quan như BGE, BCR, TCD.
(VNF) - Cục Thuế cho biết, các cá nhân, hộ kinh doanh đã và đang kinh doanh thương mại điện tử nhưng chưa thực hiện đăng ký thuế cần khẩn trương kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn với cơ quan thuế
(VNF) - Phiên giao dịch ngày 13/5, khối ngoại mạnh tay giải ngân gần 1.000 tỷ đồng vào các mã bluechip, qua đó tiếp thêm động lực cho chỉ số VN-Index bứt phá.
(VNF) - Trong quý I/2025 thị trường chứng khoán đã trải qua rất nhiều biến động, không ít nhà đầu tư cá nhân đã chịu thiệt hại nặng nề do tâm lý chạy theo trào lưu “lướt sóng ngắn hạn”. Trái ngược, nhiều quỹ mở đang cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt trước các “cú sốc” thị trường. Tư duy đầu tư dài hạn trở thành điểm tựa giúp nhà đầu tư quỹ vững vàng trong mọi biến động.
(VNF) - Động thái thoái vốn của nhóm cổ đông liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn diễn ra trong bối cảnh giá cổ phiếu NVL đã tăng khoảng 50% kể từ vùng đáy gần nhất được thiết lập vào ngày 9/4, từ mức 8.100 đồng/cổ phiếu lên 12.200 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên 13/5).
(VNF) - Với các hoạt động kinh doanh chính là chăn nuôi heo, nhiều khả năng chu ký tăng giá heo trong thời gian vừa qua đã góp phần không nhỏ vào khoản lợi nhuận sau thuế 2.100 tỷ đồng của GreenFeed Việt Nam.
(VNF) - Thông tin từ Cục Thuế (Bộ Tài chính), cơ quan này đã thu được 4.955 tỷ đồng của 7.309 người nộp thuế đang bị tạm hoãn xuất cảnh, trong đó có 2.694 người nộp thuế với số tiền là 256 tỷ đồng của người nộp thuế đang bỏ địa chỉ kinh doanh.
(VNF) - Cổ phiếu VPL của Vinpearl đã tăng gần 20% trong phiên chào sàn, từ mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu lên 85.500 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Theo chuyên gia VPBankS, thị trường chứng khoán Việt Nam còn mới mẻ nên dư địa tăng trưởng số lượng tài khoản vẫn còn. Nếu năm nay thị trường tiếp tục có những nhiễu động đáng kể, số lượng tài khoản mở mới sẽ còn tăng mạnh.
(VNF) - Công ty Đại Thịnh Phát tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu với tổng giá trị quá hạn hơn 120 tỷ đồng trong bối cảnh báo lỗ gần 7,3 tỷ đồng năm 2024.
(VNF) - Gần 1 tỷ USD đổ vào thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch 12/5 là tín hiệu cho thấy dòng tiền lớn đang quay lại với tâm thế chủ động, sau nhiều phiên giao dịch trồi sụt trong nghi ngờ.
(VNF) - Dù cổ phiếu HPG giảm mạnh do ảnh hưởng từ sự cố tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát và lấy đi gần 1 điểm, VN-Index vẫn tăng 7,62 điểm nhờ lực cầu mạnh mẽ và tín hiệu tích cực từ thỏa thuận Mỹ - Trung.
(VNF) - Công ty TNHH Saigon Glory chủ đầu tư dự án The Spirit of Saigon, tiếp tục thực hiện các đợt mua lại trái phiếu trước hạn trong tháng 4/2025 với tổng giá trị xấp xỉ 400 tỷ đồng.
(VNF) - Trong khi dòng vốn đầu tư toàn cầu bắt đầu rời Mỹ tới những "bến đỗ" mới, Việt Nam ghi nhận loạt tín hiệu tích cực cả về vĩ mô và chính sách: rủi ro hạ nhiệt, khối ngoại mua ròng trở lại, Nghị quyết 68 được ban hành, mở ra kỷ nguyên mới cho kinh tế tư nhân.
(VNF) - Các hộ kinh doanh thuộc đối tượng phải đăng ký sử dụng hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền nhưng không thực hiện sẽ bị phạt cao nhất tới 10 triệu đồng
(VNF) - Phiên giao dịch ngày 15/5, nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục đóng vai trò đầu tàu, góp phần đáng kể vào đà tăng của VN-Index.
(VNF) - Tuyến đường ven biển dài hơn 115km qua tỉnh Bình Định đang dần hình thành với nhiều đoạn đã đưa vào khai thác, không chỉ tạo nên trục kết nối giao thông liên vùng giữa Quảng Ngãi và Phú Yên, mà còn mở ra không gian phát triển kinh tế - du lịch cho khu vực.