Thời gian cấp phép khai thác khoáng sản không quá 50 năm
Tiểu Vy -
29/11/2024 10:45 (GMT+7)
(VNF) - Thời gian khai thác khoáng sản không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Sáng 29/11, Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản. Dự thảo gồm 12 chương, 110 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2025.
Trong đó, Điều 56 của Luật quy định về Giấy phép khai thác khoáng sản, nêu rõ thời hạn khai thác bao gồm thời gian xây dựng cơ bản, thời gian khai thác được xác định theo dự án đầu tư khai thác khoáng sản, nhưng không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Trường hợp thời hạn khai thác khoáng sản bao gồm cả thời gian gia hạn đã hết mà khu vực được phép khai thác còn trữ lượng, việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Địa chất và Khoáng sản.
Giải trình thêm về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy cho biết có ý kiến đề nghị điều chỉnh quy định về thời gian cấp phép là không quá 50 năm và thời gian gia hạn không quá 15 năm, để phù hợp với thực tiễn và giải quyết những vướng mắc hiện nay.
Nêu quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Huy cho biết khoáng sản là tài sản công, do vậy việc thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản phải có cách tiếp cận khác so với các dự án đầu tư thông thường khác.
"Việc quy định thời hạn của giấy phép khai thác khoáng sản một mặt bảo đảm thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trong thực hiện dự án đầu tư khai thác khoáng sản, nhưng đồng thời cũng cần tính toán giảm thiểu các tác động không tích cực đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân", ông Huy nhấn mạnh.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và môi trường cho biết giấy phép khai thác khoáng sản đều có thời hạn tối đa là 30 năm và được gia hạn một số năm. Quy định này cũng phù hợp với điều kiện thực tế vòng đời của công nghệ khai thác khoáng sản sau 30 năm thường là lạc hậu và cần đầu tư đổi mới.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.
Điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo Luật đã quy định giấy phép khai thác khoáng sản có thời hạn không quá 30 năm và có thể được gia hạn nhiều lần theo đề nghị của tổ chức, cá nhân có giấy phép khai thác khoáng sản, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 20 năm.
Như vậy, theo ông Huy, tổng cộng thời gian được khai thác khoáng sản là 50 năm, bằng với thời gian thực hiện dự án đầu tư thông thường theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Ngoài ra, dự thảo Luật đã có quy định về việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản đã hết thời gian khai thác khoáng sản (kể cả thời gian gia hạn) nhưng vẫn còn trữ lượng.
"Việc cấp lại giấy phép khai thác khoáng sản được thực hiện theo đề nghị của tổ chức, cá nhân đã được cấp giấy phép khai thác khoáng sản để tận thu tối đa tài nguyên và bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cá nhân đầu tư", ông Huy nói.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép quy định về thời hạn giấy phép khai thác khoáng sản như tại điểm a khoản 4 Điều 56 dự thảo Luật, đồng thời, đề nghị Chính phủ chỉ đạo đơn giản hóa quy trình, thủ tục gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản, thuận lợi, dễ dàng và bảo đảm thời gian đúng quy định.
Về nguyên tắc cấp giấy phép thăm dò khoáng sản, ông Huy cho biết Luật đã bổ sung quy định: "Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 5 giấy phép thăm dò đối với một loại khoáng sản, không kể giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực. Trường hợp cấp quá 5 giấy phép cho cùng một tổ chức phải được Thủ tướng chấp thuận bằng văn bản".
Ngoài ra, theo ông Huy, để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn khai thác khoáng sản cung cấp vật liệu san lấp phục vụ các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, Luật quy định việc khai thác khoáng sản nhóm IV để phục vụ cho các dự án, công trình, thực hiện biện pháp huy động khẩn cấp sẽ không phải thực hiện thủ tục trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án đầu tư, thẩm định và phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường...
Dù vậy, Luật vẫn quy định phải lập phương án khai thác khoáng sản nhóm IV, trình cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để xem xét, cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô cực lớn vừa bị triệt phá. Hai công ty trong đường dây này đã sản xuất gần 600 loại sữa giả bán cho người tiểu đường, trẻ sinh non, phụ nữ có thai, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng.
(VNF) - Tại phiên họp ngày 12/4, Tổng Bí thư Tô Lâm đã chủ trì thực hiện quy trình giới thiệu bổ sung Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIV.
(VNF) - Ban Chấp hành Trung ương thống nhất cao số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương).
Bộ Nội vụ đề xuất giải thể đơn vị hành chính huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, thị xã, thị trấn từ ngày 1/7.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không công chứng giấy tờ đã tích hợp trên VNeID, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và thúc đẩy chuyển đổi số.
(VNF) - Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Đề án phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XVI và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031 đã được Trung ương thảo luận.
(VNF) - Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho hơn 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
(VNF) - Dù giá cả các mặt hàng như thực … tăng đáng kể nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, áp lực lạm phát hiện nay không lớn. Dự báo, trong thời gian tới áp lực lạm phát được có thể sẽ giảm đáng kể, khi chiến tranh thương mại giữa Mỹ và các đối tác lớn như Trung Quốc, EU, Nhật Bản, Canada… có thể đẩy kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, đồng thời khiến giá các hàng hóa cơ bản giảm mạnh
(VNF) - Cục Đường bộ Việt Nam vừa công khai doanh số thu tại 52 dự án BOT. Theo đó, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng tháng 1 có doanh thu hơn 337 tỷ đồng, trong khi đó tháng 2 chỉ đạt 76 tỷ đồng.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về tổ chức thi hành án, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
(VNF) - GS.TS Tô Trung Thành, Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng, mô hình tăng trưởng truyền thống, thiếu động lực mới, thiếu bền vững về môi trường; Khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn đang đối mặt với nhiều khó khăn; Tính lành mạnh của hệ thống tài chính tiền tệ và rủi ro bất ổn kinh tế vĩ mô là những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt.
(VNF) - Lãnh đạo Bộ Nội vụ ví Thanh Hóa và Nghệ An như một "Việt Nam thu nhỏ" khi có đầy đủ các địa bàn như miền núi, đồng bằng, ven biển, biên giới, sân bay, cảng biển, cao tốc...
(VNF) - Nhằm khuyến khích khách hàng chi tiêu mua sắm qua thẻ tín dụng quốc tế, BAC A BANK thường xuyên triển khai các chương trình ưu đãi đặc quyền dành cho chủ thẻ góp phần giúp khách hàng dễ dàng tận hưởng tiện ích không giới hạn.
(VNF) - Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng bị cáo buộc cố ý chỉ đạo xây dựng dự thảo Quyết định số 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi dẫn đến thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
(VNF) - Nhiều phường tại TP.HCM đang tổ chức lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu vào TP.HCM, đồng thời khảo sát phương án sắp xếp lại các phường, xã thành các đơn vị hành chính cơ sở mới.
(VNF) - Làm văn hoá thực sự không có lợi nhuận nhiều về kinh tế, nhưng lợi ích nó mang lại vô cùng to lớn không thể đong đếm được bằng tiền, đó là tâm sự của ông Cao Văn Tuấn - Giám đốc Bảo tàng văn hoá nghệ thuật Đông Dương - Hải Phòng.